Túi tự huỷ sinh học là gì? Kinh nghiệm chọn mua

Những năm gần đây, nhân loại đang đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường, đặc biệt là rác thải sinh hoạt. Do đó, các vật dụng thân thiện với môi trường ra đời để giải quyết phần nào vấn đề này. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về túi tự hủy sinh học trong bài viết sau đây!

Túi tự hủy sinh học là gì?

Túi tự hủy sinh học là loại vật dụng được làm từ các nguyên liệu có thể phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên bởi vi sinh vật. Do đó, những sản phẩm này không gây ô nhiễm môi trường như túi nilon phổ thông.

Hiện nay, có hai loại túi tự hủy sinh học đang được cung cấp trên thị trường bao gồm:

  • Túi tự hủy sinh học hoàn toàn: Được làm từ 100% nguyên liệu tự nhiên (tinh bột, bột sắn, bột ngô, xơ dừa, bã mía,…) nên có thể phân hủy hoàn toàn thành CO2, H2O và sinh khối vi sinh vật trong điều kiện môi trường thích hợp (nhiệt độ, độ ẩm, vi sinh vật,…).
  • Túi tự hủy sinh học thông thường: Được làm từ nhựa truyền thống kết hợp với chất phụ gia sinh học. Loại túi này có thể phân hủy thành các mảnh vụn nhỏ hơn trong môi trường. Tuy nhiên, tốc độ phân hủy chậm hơn so với túi tự hủy sinh học hoàn toàn và có thể vẫn gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý đúng cách.

Nguyên liệu chính của túi tự hủy

Tùy vào mục đích sử dụng mà nhà sản xuất sẽ lựa chọn nguyên liệu phù hợp để sản xuất túi tự hủy sinh học. Nếu cần túi đựng thực phẩm tự hủy sinh học thì độ bền cao và khả năng chống thấm nước tốt cần được quan tâm. Trong khi đó, túi dùng để đựng rác thải thì có thể sử dụng các nguyên liệu có giá thành rẻ hơn.

Nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên

Tinh bột là nguyên liệu chính phổ biến nhất để sản xuất túi sinh học. Đặc biệt, thành phần này có khả năng phân hủy hoàn toàn thành CO2 và H2O trong môi trường tự nhiên. Tinh bột thường được chiết xuất từ các loại cây trồng như:

  • Bột sắn: Đây là một nguyên liệu tốt để sản xuất túi sinh học vì có khả năng phân hủy cao và giá thành rẻ.
  • Bột ngô: Có cấu trúc tương tự như tinh bột và khả năng phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên.
  • Xơ dừa: Đây là một loại vật liệu có độ bền cao và khả năng chống thấm nước tốt. Xơ dừa có thể được sử dụng để sản xuất túi sinh học có độ bền cao và phù hợp với các ứng dụng đòi hỏi độ chịu lực lớn.
  • Bã mía: Một sản phẩm phụ của ngành công nghiệp sản xuất đường. Bã mía có thể được sử dụng để sản xuất túi sinh học có độ bền cao và khả năng phân hủy tốt.

Nguyên liệu tổng hợp

Bên cạnh nguyên liệu từ thiên nhiên, túi sinh học còn được làm từ nguyên liệu tổng hợp. Đây là loại túi được sản xuất từ các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ dầu mỏ, nhưng có khả năng phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên. Theo đó, túi nilon tự hủy khác với túi nilon truyền thống được làm từ polyethylene (PE) hoặc polypropylene (PP) không thể phân hủy sinh học.

Một số nguyên liệu tổng hợp thường được sử dụng bao gồm:

  • Polylactic Acid: PLA là một loại nhựa sinh học được làm từ tinh bột ngô hoặc mía.
  • Polyhydroxyalkanoates: PHA là một loại nhựa sinh học được sản xuất bởi vi sinh vật.
  • Polybutylene Succinate: PBS là một loại nhựa sinh học được làm từ dầu mỏ.
  • Polycaprolactone: PCL là một loại nhựa sinh học được làm từ dầu mỏ..
  • Polybutylene Adipate Terephthalate: PBAT là một loại nhựa sinh học được làm từ dầu mỏ.

Ưu, nhược điểm của túi sinh học

Tất cả chúng ta đều biết túi tự hủy sinh học có ảnh hưởng lớn đến việc khắc phục các vấn đề về môi trường. Tuy nhiên, những sản phẩm này cũng tồn tài một số nhược điểm để có thể trở nên thông dụng trên thị trường.

Ưu điểm

  • Thân thiện với môi trường: Túi sinh học có khả năng phân hủy hoàn toàn hoặc thành các mảnh vụn nhỏ sau một thời gian ngắn.
  • An toàn cho sức khỏe: Những sản phẩm này không chứa hóa chất độc hại, đảm bảo an toàn khi sử dụng để đựng thực phẩm.
  • Có thể tái sử dụng: Một số loại túi tự hủy sinh học có độ bền cao cho phép người dùng tái sử dụng nhiều lần.

Nhược điểm

  • Giá thành cao: Túi tự hủy có giá thành cao hơn so với túi nilon thông thường vì nguyên liệu chế tạo và quy trình sản xuất đặc biệt.
  • Phụ thuộc ngoại vi: Tốc độ phân hủy phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Một số loại túi tự hủy sinh học cần được ủ phân hoặc xử lý trong điều kiện đặc biệt để phân hủy hoàn toàn.

Hướng dẫn chọn mua túi tự hủy phù hợp

Hiện nay, có rất nhiều loại túi tự hủy sinh học từ các nguyên liệu khác nhau, với mức giá và chất lượng đa dạng được bán trên thị trường. Việc lựa chọn loại túi phù hợp với nhu cầu và đảm bảo chất lượng có thể khiến bạn trở nên bối rối. Dưới đây là một số kinh nghiệm hữu ích giúp lựa chọn túi sinh học phân hủy đúng cách:

Xác định nhu cầu sử dụng

Bạn cần trả lời cho câu hỏi “mua túi tự hủy sinh học để làm gì?”. Túi để đựng thực phẩm, đựng rác thải hay sử dụng cho mục đích khác? Điều này giúp bạn xác định được nhu cầu sử dụng của mình là gì, từ đó có thể mua được sản phẩm phù hợp.

Sau khi đã biết nhu cầu sử dụng, bạn có thể dễ dàng lựa chọn kích thước và độ dày phù hợp. Ví dụ, túi đựng thực phẩm cần có độ dày lớn hơn túi đựng rác thải. Bên cạnh đó, nếu bạn cần đựng vật nặng, hãy chọn loại túi có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt.

Cảm nhận bằng giác quan

Bạn có thể dễ dàng phân biệt túi tự hủy sinh học thông qua việc sử dụng các giác quan của cơ thể bằng cách:

  • Sờ: Túi sinh học thường có bề mặt mịn, xốp, lớp màng mỏng và màu sắc không phong phú.
  • Ngửi: Đa phần túi tự hủy đều có thành phần là tinh bột. Do đó, bạn sẽ nhận thấy mùi đặc trưng của thành phần này khi ngửi kỹ.
  • Đốt: Túi sinh học phân hủy hoàn toàn dễ cháy, không có mùi lạ, ngược lại sẽ sun lại và có mùi khét. Cách này chỉ áp dụng khi bạn đã lỡ mua sản phẩm trước khi xem xét kỹ lưỡng hai cách trên.

Kiểm tra chất liệu

Để tránh mua phải các sản phẩm được gắn mác là túi tự hủy sinh học với giá cao, nhưng thực tế không đúng như quảng cáo, bạn nên đọc kỹ bảng thành phần trước khi mua:

  • Nên mua: Ưu tiên chọn túi được làm từ các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên (tinh bột, bột sắn, bột ngô,…) hoặc các loại nhựa sinh học có khả năng phân hủy hoàn toàn (PLA, PBS, PBAT,…)
  • Tránh mua: Các loại túi có chỉ ghi “tự hủy sinh học” mà không rõ nguồn gốc, nguyên liệu hoặc có chứa các thành phần nhựa PE, PP,…

Kiểm tra chứng chỉ in trên bao bì

Cuối cùng, bạn có thể xác định túi tự hủy sinh học bằng cách kiểm tra trên bao bì có một trong các chứng chỉ sau hay không:

  • TUV OK compost INDUSTRIAL: Sản phẩm có khả năng phân hủy sinh học trong điều kiện tự ủ công nghiệp.
  • TUV OK compost HOME: Sản phẩm có khả năng phân hủy sinh học trong điều kiện tự ủ tại nhà.
  • Biodegradable Products Institute Compostable (BPI): Sản phẩm có khả năng phân hủy an toàn trong điều kiện ủ công nghiệp.
  • DIN CERTCO compostable: Sản phẩm có khả năng phân hủy sinh học trong điều kiện công nghiệp.
  • TUV OK biodegradable SOIL: Sản phẩm có khả năng phân hủy khi chôn dưới đất.
  • TUV OK biodegradable WATER: Sản phẩm có khả năng phân hủy trong nước.

Địa chỉ mua túi tự hủy sinh học uy tín

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ mua túi sinh học uy tín, hãy tham khảo sản phẩm tại Kamereo. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp nguyên vật liệu cho hơn 2000 nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tiện lợi,… tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.

Ngoài việc cung cấp các loại túi tự hủy đã có thương hiệu như: EU Food, SSGLOVE,… Kamereo còn sản xuất nhiều dòng sản phẩm với thương hiệu riêng. Điều này giúp Quý khách có đa dạng lựa chọn tùy vào nhu cầu sử dụng.

Đặc biệt, khi Quý khách mua hàng với hóa đơn từ 400.000 VND còn được hỗ trợ chi phí giao hàng. Với tổng giá hóa đơn hàng tháng trên 20.000.000 VND sẽ được hoàn tiền đến 1%. Hãy liên hệ với Kamereo qua hotline 0812 46 37 27 để được chuyên viên tư vấn giới thiệu các chương trình khuyến mãi và hỗ trợ đặt hàng!

Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về túi tự hủy sinh học đang được sử dụng trên thị trường. Sản phẩm này là giải pháp hiệu quả để khắc phục một số vấn đề về môi trường, đặc biệt là rác thải nilon. Hãy theo dõi chuyên mục Sản Phẩm Hot để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Share:

0 comments:

Đăng nhận xét

BTemplates.com

Tìm kiếm Blog này

  • ()
Được tạo bởi Blogger.

Giá Bí Giọt Nước bao nhiêu 1kg