Kinh nghiệm Mở quán cafe sân vườn nhỏ là một ý tưởng kinh doanh được nhiều người quan tâm, vì khả năng thu hút khách hàng ở mọi độ tuổi. Bên cạnh chất lượng cà phê thì đều làm cho mô hình cafe sân vườn này được đón nhận đó là không quan xanh có khả năng cải thiện tâm trạng hiệu quả. Cùng tìm hiểu bí quyết mở quán đồ uống theo mô hình sân vườn trong bài viết sau đây nhé!
Có nên mở quán cafe sân vườn nhỏ hay không?
Mô hình quán cafe cây xanh hay sân vườn nhận được nhiều quan tâm của khách hàng vì không gian tách biệt với phố thị náo nhiệt. Bên cạnh đó, mô hình này có thể tiết kiệm chi thiết lập nội và ngoại thất.
Quán Đáp ứng nhu cầu thư giãn, trải nghiệm mới lạ
Mô hình quán cafe sân vườn đơn giản đang là xu hướng của giới trẻ thành thị. Ngoài ra, giá đình có con nhỏ cũng thường lựa chọn địa điểm này để giải trí vào cuối tuần. Đặc biệt, mô hình quán cà phê sân vườn tạo không gian xanh, thoáng mát, đáp ứng nhu cầu chụp hình sống ảo của mọi người.
Bên cạnh đó, các chuyên gia tâm lý cũng cho rằng, người thường xuyên làm việc với máy tính có thể gia tăng tỷ lệ mắc các tật khúc xạ. Vì thế, quán cafe sân vườn nhiều cây xanh là giải pháp chữa lạm hiệu quả, giúp giảm nhanh tình trạng đau mắt. Đây cũng là bài thuốc để chữa lành tâm hồn, đưa con người ta gần gũi với thiên nhiên hơn.
Mô hình quán cafe sân vườn nhỏ đang là xu hướng kinh doanh đồ uống hiện nay
Chi phí mở quán cafe sân vườn ít hơn
Việc mở quán cafe sân vườn nhỏ sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn so với các loại hình kinh doanh cafe khác. Mô hình này có ưu thế xây dựng trên diện tích nhỏ, mật độ xây dựng thấp nên sẽ tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu rất nhiều. Tuy nhiên, thời gian để tiểu cảnh phát triển hoàn thiện thường rất lâu nên bạn cần có kế hoạch thi công hợp lý.
Đa dạng ý tưởng thiết kế không gian
Mô hình quán cà phê sân vườn nhỏ giúp bạn đa dạng về mặt thiết kế, không quá khuôn khổ như: mô hình cafe cá koi, cafe cổ điển,… Do đó, bạn có thể thiết kế quán như một gốc làng quê để gợi nhớ về những kỷ niệm thuở ấu thơ. Hoặc đơn giản là sân vườn với các loài cây quen thuộc bên mái hiên.
7 mô hình quán cafe sân vườn nhỏ nhiều cây xanh
Như đã đề cập ở trên thì mô hình quán cà phê sân vườn khá đa dạng, với nhiều lựa chọn thiết kế khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn đang không có ý tưởng thiết kế thì có thể tham khảo một số mô hình dưới đây.
Mô hình quán cafe sân vườn nhỏ trong nhà
Đây là mô hình phù hợp cho những khu vực không thể mở rộng ra bên ngoài. Theo đó, bạn hãy mang khu vườn vào không gian bên trong nhà. Ưu điểm của mô hình này là tiết kiệm được không gian và tối ưu công trình ban đầu. Việc bạn cần làm chỉ là thiết kế lại nội thất theo phong cách sân vườn với các tiểu cảnh như: hồ cá, hòn non bộ, cây xanh,…
Hiện nay, mô hình mở quán cafe sân vườn nhỏ trong nhà đang được nhiều chủ quán áp dụng. Hình thức kinh doanh này phù hợp cho những ai có nguồn lực không quá lớn, muốn mở quán trong các khu vực trung tâm thành phố.
Quán cà phê sân vườn nhỏ trên tầng thượng
Mô hình mở quán cafe sân vườn nhỏ trên tầng thượng đã được ứng dụng rộng rãi tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng,… Nhờ lợi thế tầm nhìn rộng, bao quát một khu vực mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng khi thưởng thức một ly cà phê trên cao.
Tuy nhiên, mô hình quán cafe sân vườn nhỏ trên sân thượng khá tốn chi phí thi công. Điều quan trọng nhất là vấn đề an toàn cho công trình và khách hàng khi đến sử dụng dịch vụ.
Quán cafe sân vườn kết hợp vui chơi
Nếu bạn hướng đến phân khúc khách hàng gia đình có con nhỏ thì mô hình quán cà phê sân vườn kết hợp khu vui chơi là lựa chọn tuyệt vời. Đặc biệt, phụ huynh có thể vừa thưởng thức hương vị cà phê đậm đà vừa theo dõi bé vui chơi cùng bạn bè. Mô hình dạng này thường đòi hỏi không gian vườn rộng để bố trí cây xanh và các dụng cụ như: xích đu, cầu tuột,…
Mô hình cafe sân vườn kết hợp hồ cá koi
Hình thức kinh doanh cafe cá koi từng là một xu hướng được nhiều người đầu tư. Điểm đặc biệt của mô hình này là đưa trải nghiệm thưởng thức cà phê kết hợp với hồ cá. Do đó, cafe cá koi đã thu hút được rất nhiều khách hàng, đặc biệt là các gia đình có con nhỏ.
Nếu bạn mở quán cafe sân vườn nhỏ kết hợp với một hồ cá koi nhỏ ở giữa sẽ tạo nên không gian thơ mộng hơn. Điều này có thể thu hút tệp khách hàng trẻ tuổi đến để cho cá ăn hoặc check-in. Ngoài ra, nguồn không khí trong lành từ quá trình quang hợp của cây xanh và độ ẩm mát từ hồ nước sẽ mang đến một không gian thoải mái. Thanh bình.
Cafe sân vườn phong cách làng quê thu nhỏ
Khi nhắc đến mô hình quán cafe sân vườn nhỏ không thể thiếu phong cách làng quê. Hình thức kinh doanh này đặc biệt thu hút giới trẻ thị thành khi được tiếp xúc và biết đến nhiều hơn về làng quê Việt Nam. Bên cạnh đó, vật liệu trang trí quán thân thuộc, dễ tìm thuận tiện cho bạn khi bắt tay thiết kế.
Mở quán cafe sân vườn nhỏ phong cách cổ điển – vintage
Xu hướng của giới trẻ ngày nay là gần gũi với thiên nhiên và các phong cách cổ điển, xưa cũ. Do đó, mô hình cafe sân vườn vintage là sự kết hợp hoàn hảo, đáp ứng nhu cầu check-in sống ảo. Điểm đặc biệt của phong cách này là không quá bắt mắt nên vẫn tôn lên khu vườn nhỏ với nhiều cây xanh.
Quán cafe sân vườn kèm theo võng
Cuối cùng, nếu bạn mở quán cafe sân vườn quanh các tuyến đường trọng yếu, đường lớn liên tỉnh nên kết hợp thêm võng để khách hàng có thể nằm nghỉ sau chuyến đi dài. Mô hình này tạo nên không gian xanh với làn gió mát xuyên qua từng tán lá, giúp xua đi sự mệt mỏi và ổn định nhiệt độ cơ thể.
Kinh nghiệm các bước mở quán cafe sân vườn nhỏ
Hiện nay, có rất nhiều người khởi nghiệp bằng việc kinh doanh quán cà phê. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người điều thành công. Kamereo đã tổng hợp kinh nghiệm từ nhiều chủ quán cafe đối tác, bạn có thể tham khảo bên dưới.
Bước 1: Chuẩn bị và chủ động nguồn vốn
Đầu tiên, để mở quán cafe sân vườn nhỏ thì bạn cần chuẩn bị một số vốn lớn bao gồm: tiền thuê mặt bằng, sơn sửa quán, thiết kế nội thất và ngoại thất. Bên cạnh đó, các chi phí như: Marketing, nhân sự, vận hành,… cũng cần được dự trù để tránh tình huống bị động dòng tiền.
Bạn cần chuẩn bị nguồn vốn đủ lớn
Bước 2: Lựa chọn mặt bằng mở quán
Đây cũng là một trong những bước rất quan trọng, quyết định việc kinh doanh có thành công hay không. Một số yêu cầu để thiết kế quán cafe sân vườn nhỏ như:
- Diện tích đủ rộng, đảm bảo không gian quầy pha chế, bãi xe và khuôn viên sân vườn.
- Vị trí thuận lợi, gần các khu dân cư, trường học,… Tuy nhiên, địa điểm mở quán không nên quá ồn ào vì tệp khách hàng thường muốn một không gian yên bình có thể chữa lành tâm hồn.
- Chi phí thuê mặt bằng không được quá ngân sách đầu tư ban đầu.
Bước 3: Phác thảo thiết kế không gian quán và sân vườn
Tiếp theo, bạn cần lên ý tưởng không gian quán để bắt đầu thiết kế và thi công. Bước này sẽ tác động rất nhiều đến việc khách hàng có bị thu hút khi đến quán và quay lại vào lần sau hay không. Bên cạnh đó, khâu thiết kế sẽ gắn liền với quán và tốn kém nhiều chi phí khi thay đổi. Nếu bạn không có khiếu thẩm mỹ và tay nghề cao hãy thuê một bên thứ 3 thực hiện bước này theo yêu cầu.
Bạn không chỉ mở quán cafe sân vườn nhỏ với chỉ một đồ uống. Hiện nay, các quán nước đang thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đó, việc bổ sung nhiều nước uống giải khát hơn là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần thiết kế menu thật đẹp mắt, đồng thời dễ dàng xem và đọc nội dung. Điều này hỗ trợ khách hàng nhận biết đồ uống mình muốn một cách nhanh chóng. Ngoài ra, một menu ấn tượng cũng giúp ghi dấu ấn thương hiệu trong tâm trí khách hàng, tăng cơ hội quay trở lại vào lần sau.
Bước 5: Tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu
Đối với ngành hàng tiêu dùng nhanh thì nguyên vật liệu chất lượng là điều kiện bắt buộc để hoạt động kinh doanh ổn định. Do đó, bạn nên tìm kiếm đối tác cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng nguồn hàng.
Kamereo là đơn vị chuyên cung cấp hàng hóa từ các nông trại đến với doanh nghiệp, cửa hàng, siêu thị,… Dưới đây là những lý do mà bạn nên chọn nguyên vật liệu tại Kamereo:
- Hàng hóa được đảm bảo chất lượng, có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu mua nguyên vật liệu của khách hàng.
- Thời gian giao hàng nhanh chóng, thuận tiện cho hoạt động kinh doanh của khách hàng.
- Mua hàng trực tuyến trên website hoặc ứng dụng một cách nhanh chóng.
- Giao diện đẹp mắt, đơn giản cho người dùng mới làm quen.
Bước 6: Chuẩn bị nội thất và dụng cụ cần thiết
Tiếp theo, bạn cần lựa chọn đồ nội thất và dụng cụ phù hợp với phong cách sân vườn để tạo nhận diện thương hiệu. Bàn ghế sử dụng nên gần gũi với thiên nhiên, hạn chế các chất liệu nhựa truyền thống vì gây cảm giác khó chịu khi ngồi trong thời gian dài và kém thẩm mỹ.
Mặc dù các dụng cụ mới có thể tốn kém hơn, nhưng bạn có thể sử dụng trong thời gian dài. Trong khi đó, những sản phẩm kém chất lượng thường có độ bền thấp, không chịu được tác động của điều kiện thời tiết. Do đó, đây là một khoản đầu tư xứng đáng, đảm bảo trải nghiệm của người dùng được tốt nhất.
Mua đồ nội thất chất lượng để đảm bảo độ bền cao
Bước 7: Tuyển dụng và đào tạo nhân sự
Bên cạnh chất lượng nước, cùng với không gian thì thái độ phục vụ cũng quyết định rất nhiều đến trải nghiệm của khách hàng. Một quán cà phê có đồ uống không quá xuất sắc, nhưng vẫn có lượng khách hàng lớn nhờ vào sự tận tâm và nhiệt tình của nhân viên.
Do đó, để có thể giữ chân khách hàng, bạn cần đầu tư vào khâu tuyển dụng để chọn ra những nhân sự phù hợp. Bạn cũng cần xây dựng lộ trình đào tạo chuyên nghiệp để đảm bảo nhân sự đáp ứng được nhu cầu công việc.
Bước 8: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ pháp lý
Để quá trình kinh doanh được thuận lợi, không bị dính các vấn đề về pháp lý, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống, cụ thể là quán cafe.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm căn cứ Luật An toàn Thực phẩm 55/2010/QH12 và Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
- Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát điểm tới hạn dịch vụ ăn uống (HACCP).
- Đăng ký Bảo hộ thương hiệu theo Luật Sở hữu Trí tuệ 2005.
- Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả thương hiệu.
Bước 9: Xây dựng kế hoạch truyền thông
Cuối cùng, để tăng nhận diện thương hiệu thì bạn cần thực hiện chiến lược truyền thông. Điều này này giúp nhiều người biết đến bạn hơn và tăng cơ hội chuyển đổi. Hiện tại, xu hướng video viral đang rất thịnh hành nên bạn có thể xây dựng thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Tiktok, Youtube,…. Để truyền tải thông điệp.
Chi phí mở quán cà phê sân vườn là bao nhiêu?
Việc quan trọng bạn cần quan tâm khi muốn mở quán cafe sân vườn nhỏ là chi phí. Bạn cần phải xác định đúng chi phí cần thiết, các khoản phát sinh và dự trù để không bị thiếu hụt nguồn vốn,
Chi phí thuê mặt bằng
Chi phí đầu tiên khi mở quán cà phê sân vườn nhỏ là mặt bằng. Thông thường, mức phí dao động từ 8 đến 20 triệu, tùy thuộc vào vị trí. Đặc biệt, ở các thành phố lớn như: Tp. Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội thì chi phí mặt bằng có thể cao hơn.
Chi phí mua trang thiết bị
Việc trang bị cho một quán cafe sân vườn đòi hỏi một số chi phí không nhỏ. Dưới đây là một ước lượng về chi phí cho trang thiết bị cơ bản:
- Bàn: Khoảng 10 đến 15 triệu.
- Ghế: Phụ thuộc vào loại, chi phí có thể là từ 10 đến 15 triệu.
- Tủ lạnh: Tầm 7 đến 10 triệu.
- Hệ thống âm thanh, màn hình: Từ 8 đến 10 triệu.
- Chi phí internet: Khoảng 500.000Đ.
- Quạt gió, phun sương, máy lạnh: Ước lượng khoảng 15 triệu.
- Chi phí cho dù che ngoài trời, võng: Gần 5 triệu.
Tất cả những chi phí này cần được xem xét cẩn thận để lập kế hoạch tài chính hiệu quả.
Chi phí cho cây xanh
Chi phí cho việc trang trí cây xanh là một phần quan trọng không thể thiếu khi mở quán cafe sân vườn nhỏ. Các loại trang trí có thể được thiết kế dưới dạng tiểu cảnh hoặc trồng dây leo, tùy thuộc vào quy mô của quán. Với mô hình quán sân vườn theo phong cách Việt, việc chọn cây như hàng dừa, lũy tre, ao sen có thể tạo nên bức tranh xanh mát và gần gũi với thiên nhiên.
Do đó, bạn nên dự trù một khoản chi phí khoảng 10 triệu đồng để đầu tư vào việc trang trí cây xanh, Đây sẽ là bước quan trọng để tạo nên không gian độc đáo và thu hút khách hàng.
Chi phí trang trí ngoại thất cũng cần được quan tâm
Chi phí cho dụng cụ pha chế
Chi phí cho nguyên liệu và dụng cụ cũng đóng một phần quan trọng trong ngân sách khởi đầu. Dự trù cho phần dụng cụ có thể dao động từ 20 đến 50 triệu. Ngân sách này bao gồm các thiết bị như: máy pha cà phê, máy xay sinh tố, máy ép,… để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, có khoản phí dành cho ly, chén và các vật dụng phục vụ khác, thường chiếm khoảng 10 triệu trong ngân sách mở quán.
Chi phí thuê nhân viên
Chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên là một khoản đầu tư đáng kể khi mở quán cafe sân vườn nhỏ. Trong khoảng tháng đầu, chi phí này có thể dao động khoảng 40 – 50 triệu đồng, tùy thuộc vào số lượng nhân viên được tuyển dụng. Ngoài ra, chủ quán còn phải chi trả cho đội ngũ thiết kế trong giai đoạn đầu. Mức phí này khoảng từ 15 đến 30 triệu đồng, để tạo ra không gian hấp dẫn và thú vị cho quán.
Chi phí marketing
Cuối cùng, bạn không thể bỏ qua khoản chi phí marketing. Trong giai đoạn đầu, chủ quán sẽ phải đầu tư một khoản đáng kể vào các chiến dịch quảng cáo và PR để nhiều người biết đến quán hơn. Mức phí dự kiến cho chiến dịch này có thể dao động từ 20 đến 30 triệu đồng.
Tuy nhiên, nếu quán có quy mô nhỏ và chỉ muốn tập trung thu hút khách hàng địa phương, có thể giảm bớt số tiền này để điều chỉnh chi phí phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình.
Hy vọng qua bài viết giúp bạn có thể nắm được các bước mở quán cafe sân vườn nhỏ.
0 comments:
Đăng nhận xét