Cà tím là một loại thực phẩm phổ biến trong ẩm thực, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người quan tâm đến lượng calo trong cà tím và liệu ăn cà tím có gây tăng cân không. Tìm Hiểu thông tin chi tiết về cà tím bao nhiêu calo, giá trị dinh dưỡng cũng như cách ăn cà tím giảm cân an toàn nhé.
Giá trị dinh dưỡng của cà tím
Cà tím là một loại quả có màu tím đặc trưng, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Chúng được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau như xào, hầm, nướng, kho hay nấu canh. Với hương vị thơm ngon, có thể được chế biến đa dạng thành nhiều món ăn khác nhau, cà tím được nhiều chuyên gia đánh giá là thứ quả giàu dinh dưỡng.
Cụ thể, theo nghiên cứu từ Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, trong 100gr cà tím cung cấp các chất dinh dưỡng như:
- 24 calo
- 2mg natri
- 229mg kali
- 6gr carbohydrate
- 3gr chất xơ
- 3.5gr đường
- 1g protein
- 2.2mg vitamin C
- 0.2mg sắt
- 0.1mg vitamin B6
- 14mg magie
- 9mg canxi
Cà tím bao nhiêu calo
Nếu bạn đang thừa cân béo phì, đang xây dựng chế độ ăn kiêng giảm cân thì chắc chắn rất muốn biết đáp án câu thắc mắc cà tím bao nhiêu calo phải không. Bởi mọi người lo lắng, nếu tiêu thụ vượt mức calo tiêu chuẩn đề ra thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cân nặng.
Theo nghiên cứu từ Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết:
- Trong 100gr cà tím cung cấp 24 calo cho cơ thể.
Lượng calo có trong cà tím có thể tăng lên phụ thuộc vào trọng lượng của cà tím. Như vậy, với một trái cà tím có cân nặng khoảng 800-1000gr thì lượng calo sẽ rơi vào 192-240 calo.
Bên cạnh đó, cà tím cũng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho cơ thể. Việc bổ sung cà tím vào chế độ ăn hàng ngày là điều rất tốt.
Xem thêm : Súp lơ bao nhiêu calo
Ăn cà tím có tăng cân không?
Calo trong cà tím đã được mình giải đáp cụ thể ở bên trên. Với lượng calo như vậy, nhiều người đặt ra câu thắc mắc “ăn cà tím có tăng cân không?”. Câu trả lời là “không, ăn cà tím không tăng cân” bạn nhé.
Trung bình, một người trưởng thành sẽ tiêu thụ ít nhất khoảng 2.000 lượng calo cho một ngày, tương đương là 667 calo cho một bữa ăn. Trong khi đó, 100gr cà tím cung cấp 24 calo cho cơ thể. Để đáp ứng đủ mức calo cho một bữa ăn, bạn sẽ ăn khoảng 3kg cà tím và điều này thì không thể. Do không thể tiêu thụ một lúc 3kg cà tím nên việc cà tím không phải là nguyên nhân chính gây tăng cân là điều dễ hiểu.
Cà tím chứa rất ít calo và chất béo, đồng thời lại giàu chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu hơn, giảm cảm giác thèm. Từ đó, giúp bạn không nạp nhiều thức ăn cũng như hỗ trợ quá trình giảm cân thêm hiệu quả.
Tuy nhiên, cách chế biến cà tím cũng ảnh hưởng đến calo bạn nạp vào cơ thể. Chiên ngập dầu hoặc dùng nhiều sốt béo sẽ làm tăng đáng kể lượng calo trong món ăn. Để kiểm soát cân nặng hiệu quả, hãy hấp, luộc, nướng hoặc xào cà tím với lượng dầu vừa đủ.
Cách ăn cà tím giảm cân an toàn
Để ăn cà tím tốt cho sức khỏe cũng như giảm cân an toàn, mọi người hãy chú ý cách ăn cà tím sau đây:
- Chỉ ăn khoảng 100-200gr cà tím/ngày và không nên tiêu thụ quá 3 lần/tuần. Trẻ nhỏ (8 tháng tuổi) chỉ nên ăn khoảng 30-50gr cà tím/ngày.
- Kết hợp ăn cà tím cùng với các thực phẩm rau xanh, trái cây, protein và ngũ cốc nguyên hạt.
- Nên chế biến cà tím đúng cách. Nên ăn cà tím hấp, luộc, nướng, nước ép hoặc nấu canh để ngừa béo phì. Hạn chế các món chiên, xào nhiều dầu mỡ.
- Ngâm cà tím cùng với nước muối hoặc giấm để giảm vị đắng và cũng như hoạt tính của solanine và nicotine.
- Cà tím sống có thể chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Do đó, không nên ăn cà tím sống mà cần chế biến chín kỹ trước khi ăn.
- Nên tìm mua cà tím tại các cơ sở uy tín để tránh mua phải cà tím kém chất
- Một số người tuyệt đối không nên ăn cà tím: người mắc bệnh dạ dày, người mắc bệnh thận, người bị thấp khớp, người thể hàn,…
Xem thêm : Các loại nấm ăn lẩu ngon
Cà tím kỵ gì?
Hải sản
Ăn cà tím kiêng gì đầu tiên mà bạn cần phải biết đó chính là các loại hải sản như: tôm, cua, ghẹ, mực,…Trong Đông y, cà tím là thực phẩm có tính hàn, các loại hải sản cũng là món ăn có tính hàn đặc trưng. Khi ăn chung hai món ăn cùng lúc, chúng sẽ gây mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Điều này có thể sẽ dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng về tiêu hóa như: đau bụng, đi ngoài phân lỏng, nôn ói,… Đặc biệt, dấu hiệu này sẽ trở nên nguy hiểm hơn đối với những người có hệ tiêu hóa kém, hay lạnh bụng.
Thịt vịt, thịt ngan
Tương tự với hải sản, thịt vịt hay thịt ngan cũng là món ăn được khuyến cáo không nên ăn chung với cà tím. Đây đều là những món ăn có tính hàn, khi kết hợp sẽ làm tăng tính hàn, gây lạnh bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dưỡng chất.
Thịt ếch
Theo Đông y, thịt ếch và cà tím đều có tính hàn mạnh. Khi kết hợp hai thực phẩm này có thể gây mất cân bằng âm dương, dẫn đến lạnh bụng, khó tiêu, thậm chí là tiêu chảy cấp.
Cà rốt
Cà tím kỵ gì cuối cùng đó chính là cà rốt. Kết hợp nấu cà rốt cùng với cà tím có thể gây ra hiện tượng khó tiêu do phản ứng giữa các chất dinh dưỡng và chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Tuy nhiên, quan điểm cà rốt kỵ cà tím vẫn chỉ là một thông tin chưa chính xác, cần tham khảo thêm nhiều nguồn uy tín hơn bạn nhé.
Những ‘đại kỵ’ khi ăn cà tím cần nắm rõ
Không ăn cà tím sống
Theo bác sĩ Thủy – khoa ngộ độc viện Thanh Nhàn chia sẻ:”Trong cà tím có chứa một chất cực độc có tên là Solanine, độc tố này còn độc hơn cả trong khoai tây mọc mầm. Khi solanine đi vào cơ thể, chúng chỉ mất khoảng 30 phút gây hại cho cơ thể con người với những triệu chứng điển hình như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, và trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây khó thở, hôn mê”.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên nấu chín cà tím trước khi ăn. Việc nấu chín sẽ giúp phân hủy solanine và làm cho cà tím trở nên an toàn để tiêu thụ.
Không nên gọt bỏ vỏ cà tím
Vỏ cà tím chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như Nasunin, chất xơ, kali, magie, vitamin C và B. Nasunin là một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng bảo vệ tế bào não khỏi các gốc tự do gây hại. Việc gọt bỏ vỏ cà tím sẽ làm mất đi một lượng lớn các chất dinh dưỡng quý giá này.
Không nên ăn quá nhiều cà tím
Bất kể thứ gì ăn quá nhiều cũng không hề tốt, và cà tím cũng vậy. Đặc biệt phần vỏ cà tím chứa nhiều Solanine, một chất độc tự nhiên có thể gây ngộ độc nếu tiêu thụ quá nhiều. Ngoài ra, anthocyanin, hợp chất tạo nên màu tím của cà tím, có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt, dẫn đến thiếu hụt sắt tiềm ẩn, đặc biệt ở những người có nguy cơ thiếu sắt.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn chỉ nên ăn khoảng 100-200g cà tím mỗi lần, và không nên ăn quá 2-3 lần mỗi tuần.
Người mắc bệnh dạ dày không nên ăn cà tím
Người mắc bệnh đau dạ dày không nên ăn cà tím, đặc biệt là phần vỏ. Vỏ cà tím chứa rất nhiều chất xơ khó tiêu và có thể gây khó tiêu, đầy bụng, làm khó chịu dạ dày. Ngoài ra, cà tím còn chứa Histamine, một chất có thể gây dị ứng và các vấn đề tiêu hóa khác.
Người có thể hàn không nên ăn cà tím
Trong Đông y, cà tím có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Tuy nhiên, những người thể hàn (dễ cảm lạnh, tay chân lạnh, sợ lạnh,…) nên hạn chế ăn cà tím vì có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn cà tím
Cà tím rất giàu giá trị dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi. Nhưng trong vỏ cà tím có chứa chất độc solanine, chất này có thể gây hại cho sức khỏe thai nhi, có thể gây sảy thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên thai kỳ. Mẹ bầu vẫn có thể ăn cà tím, nhưng hãy gọt vỏ, ngâm giấm hoặc nước muối, và tuyệt đối không nên ăn sống.
Việc hiểu rõ cà tím kỵ gì mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn có một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Hãy kết hợp cà tím cùng với các loại thực phẩm phù hợp để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của loại quả này cũng như bảo vệ sức khỏe của mình và cả gia đình.
Kết luận
Hy vọng rằng với thông tin cà tím bao nhiêu calo mà mình vừa chia sẻ tới bạn đọc phần nào giải đáp được thắc mắc cũng như hiểu hơn về loại quả này. Với lượng calo thấp và nhiều lợi ích sức khỏe, cà tím là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang muốn giảm cân hoặc duy trì vóc dáng.
Hãy thêm cà tím vào thực đơn hàng ngày của bạn và kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn để đạt được mục tiêu giảm cân một cách hiệu quả và an toàn.
0 comments:
Đăng nhận xét