Tổng hợp các loại quả ngon, phổ biến ở Việt Nam

Trái cây là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh. Nguyên nhân vì loại thực phẩm này cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu cho cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu các loại quả ngon, phổ biến tại Việt Nam trong bài viết sau đây!



Bơ (tên khoa học: persea americana) là một loài cây cận nhiệt đới thuộc họ lauraceae, có xuất xứ từ Mexico và Trung Mỹ. Mỗi cây bơ trung bình sản xuất khoảng 120 trái mỗi năm. Loại cây này không phù hợp với vùng lạnh, mà chỉ phát triển tốt ở những vùng nhiệt đới và ôn đới.

Theo đó, thịt bơ thường được sử dụng làm nguyên liệu cho các món sinh tố, salad, sushi,… Một số nơi còn ăn loại quả này cùng với bánh mì bằng cách phết lên bánh và rắc thêm chút đường. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều bơ có thể gây ra các vấn đề về gan.

Xoài

Xoài là một loại quả ngọt, thuộc chi xoài và họ anacardiaceae. Loại quả này chủ yếu được trồng để ăn và có rất nhiều chủng loại trên toàn thế giới. Xoài có nguồn gốc từ Nam Á, Đông Nam Á, sau đó trở thành một trong những loại trái cây phổ biến nhất tại các vùng nhiệt đới trên thế giới. Mọi người yêu thích loại quả này vì hương vị thơm ngon đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao.

Sầu riêng



Sầu riêng được nhiều nơi ở Đông Nam Á coi là “vua của các loại trái cây“. Theo đó, loại quả này nổi bật với kích thước lớn, mùi mạnh và vỏ có gai nhọn. Quả sầu riêng có thể dài tới 30cm, đường kính 15cm và nặng từ 1 đến 3 kg.

Thịt của sầu riêng có mùi đặc trưng, nặng, nồng, ngay cả khi còn nguyên vỏ. Tuy nhiên, một số người cho rằng loại quả này có mùi thơm ngọt ngào và dễ chịu. Trong khi những người khác lại cảm thấy khó chịu và không thể chịu nổi.

Xem thêm:

Các loại bưởi ngon, được ưa chuộng tại Việt Nam
Các loại cam ngon, được ưa chuộng trên thị trường 
Các loại bơ ngon nhất, được trồng phổ biến tại Việt Nam

Bưởi

Bưởi (tên tiếng Anh: pomelo) là loại trái cây có múi lớn nhất thuộc họ Rutaceae, tổ tiên chính của bưởi chùm. Loại quả này có nguồn gốc từ Đông Nam Á, không qua lai tạo. Bưởi có hương vị tương tự bưởi chùm ngọt và thường được tiêu thụ trong các dịp lễ hội tại Đông Nam Á.

Vải



Vải (tên khoa học: litchi chinensis) là một loài thực vật có hoa, thành viên duy nhất trong chi Vải (litchi) thuộc họ Bồ hòn (sapindaceae). Đây là một cây ăn quả thân gỗ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Hiện nay, vải phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Philippines, Madagascar và Nam Phi.

Thịt của quả vải mềm, mọng nước và có vị ngọt đặc trưng. Tuy nhiên, hạt vải chứa methylene cyclopropyl glycine (MCPG) – một chất có thể gây hạ đường huyết, nguyên nhân gây viêm não ở trẻ em. Do đó, bạn chỉ nên ăn phần thịt và bỏ hạt vải.

Chôm chôm

Chôm chôm (tên pháp khoa học: nephelium lappaceum) là một loại cây phổ biến tại vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Bên cạnh đó, cây có mối quan hệ gần gũi với nhiều loại trái cây nhiệt đới ăn quả khác như: vải thiều, nhãn, pulasan và mamoncillo.

Hương thơm dễ chịu của trái chôm chôm bắt nguồn từ nhiều hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như: beta-damascenone, vanilin, axit phenyl acetic và axit cinnamic. Hơn nửa, quả chứa khoảng 78% nước, 21% carbohydrate và 1% protein. Thịt chôm chôm không chứa polyphenol đáng kể, nhưng vỏ quả có chứa các axit phenolic đa dạng như: axit syringic, coumaric, gallic, caffeic và ellagic.

Măng cụt

Măng cụt (tên khoa học: Garcinia mangostana) còn gọi là quả tỏi ngọt, thuộc họ Bứa (Clusiaceae). Đây là loài cây nhiệt đới thường xanh, cao từ 6 đến 25m,có nguồn gốc từ các quốc gia Đông Nam Á. Quả măng cụt khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm và không ăn được.

Tuy nhiên, phần ruột màu trắng ngà, mọng nước, hơi xơ, vị chua ngọt thanh, mùi thơm đặc trưng và chia thành nhiều múi (khoảng 4 – 8 múi). Mặc dù măng cụt có hương vị hấp dẫn, nhưng khá nghèo dinh dưỡng.

Dứa

Dứa còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: khóm, thơm, ba la, huyền nương,… hay tên khoa học là ananas comosus. Đây là một loại quả nhiệt đới có nguồn gốc từ Paraguay và miền nam Brazil. Quả dứa mà chúng ta thường thấy thực chất là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ họp lại. Còn quả thật là các “mắt dứa”.



Đặc biệt, dứa có thể được ăn tươi hoặc đóng hộp dưới dạng khoanh, miếng, nước ép hoặc nước quả hỗn hợp. Ở Việt Nam, có hai loại dứa là “khóm” – dứa có gai miền Tây và “thơm” – dứa không có gai.

Quả dứa chứa enzym bromelain có khả năng phân hủy protein nên được sử dụng để làm mềm thịt và tạo hương vị đặc trưng. Loại quả này chứa nhiều axit hữu cơ bao gồm: axit malic và axit citric. Ngoài ra, dứa cũng là nguồn cung cấp mangan dồi dào cùng với hàm lượng cao vitamin C và vitamin B1.

Xem thêm:

Các loại rau tốt nhất mà bạn thường ăn hàng ngày

Tổng hợp các loại rau củ quả giàu dinh dưỡng

Thanh long

Thanh long là trái cây của một số loài thuộc họ xương rồng, bộ cẩm chướng, được trồng chủ yếu để lấy quả. Loài cây này có nguồn gốc từ Mexico, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, thanh long cũng được trồng rộng rãi ở các nước Đông Nam Á như: Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia , miền nam Trung Quốc, Đài Loan,…

Loại thanh long ruột trắng vỏ hồng hoặc đỏ được trồng phổ biến ở các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang,… Trong khi đó, loại ruột đỏ vỏ đỏ được Viện Cây Ăn Quả Miền Nam (SOFRI) nghiên cứu, lai tạo và đã được trồng rộng rãi ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, Quảng Ngãi,… Ngoài ra, giống thanh long ruột tím hồng cũng được nghiên cứu và lai tạo bởi Viện Cây Ăn Quả Miền Nam và hiện đã được trồng đại trà.

Táo

Táo là một loại trái cây được trồng rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới. Hiện nay, có nhiều giống táo khác nhau với màu sắc, hương vị và kích thước đa dạng. Điểm đặc biệt của táo là sự giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: vitamin C, vitamin A, kali, magie, chất xơ,… Ngoài ra, loại quả này còn là một nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời cho cơ thể.

Lê được xem là một loại thực phẩm quý, đứng đầu trong trăm loại quả nhờ vào tác dụng tư âm nhuận táo, thanh nhiệt tiêu đờm. Đồng thời, loại quả này được dùng phổ biến để điều trị hầu hết các bệnh về hô hấp.

Theo Y học cổ truyền, quả lê có tính mát, vị hơi chua, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm và giảm ho. Ngoài ra, loại quả này còn có công dụng thanh tâm giáng hỏa, dưỡng huyết sinh tân, nhuận trường và tiêu độc.

Cam


Cam thuộc loài cây có múi trong họ Cửu lý hương (rutaceae), chủ yếu đề cập đến citrus × sinensis (cam ngọt) để phân biệt với citrus × aurantium (cam chua). Bên cạnh đó, loại quả này là kết quả của sự lai tạo giữa quả chanh và quả bưởi. Bộ gen của cam ngọt có nguồn gốc từ bộ gen của bưởi.

Quả cam được trồng rộng rãi ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới để lấy quả ngọt. Loại quả này có thể ăn tươi hoặc chế biến thành nước cốt hoặc vỏ thơm. Theo đó, 180g cam tươi cung cấp tới 160% nhu cầu vitamin C trung bình hàng ngày của một người, đồng thời cũng giàu vitamin A, canxi và chất xơ.

Quýt

Quýt (tên khoa học: citrus reticulata) là loài cây có quả nhỏ, thuộc nhóm cam chanh. Loại quả này thường được ăn trực tiếp hoặc dùng trong các món xà lách trái cây. Quýt có kích thước nhỏ, hình dẹt khác với quả cam thông thường có hình cầu. Đặc biệt, loại quả này có hương vị ngọt ngào và đậm đà hơn cam thường.

Quả quýt chín có thể từ rắn chắc đến hơi mềm, nặng so với kích thước và có vỏ sần sùi. Vỏ quýt mỏng, dễ bóc, tách thành từng múi và ít nội bì trắng. Bên cạnh đó, quýt lai thường có những đặc điểm này ít rõ ràng hơn. Quýt mềm, dễ hư hỏng khi bị lạnh nên có thể trồng được ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Ổi

Ổi (tên khoa học: guava) là một loại trái cây phổ biến, được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loại quả này rất giàu chất xơ, vitamin C, đồng thời có hàm lượng acid folic vừa phải. Đặc biệt, một quả ổi có năng lượng thấp, nhưng cung cấp đến 254% giá trị vitamin C hàng ngày. Hàm lượng dinh dưỡng của ổi có sự khác biệt giữa các giống.

Chuối



Chuối là một trong những loại trái cây phổ biến nhất. Loại cây này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Đông Nam Á và Úc. Hiện nay, chuối được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới trên thế giới.

Quả của các cây chuối dại có nhiều hạt lớn và cứng. Tuy nhiên, những loại quả được bán trên thị trường thường thiếu hạt do đã được thuần hóa lâu đời và có bộ nhiễm sắc thể tam bội. Ngoài ăn trực tiếp, chuối có thể được cắt mỏng để chiên hoặc nướng.

Dâu tây

Dâu tây (tên khoa học: fragaria × ananassa) là một loài thực vật hạt kín thuộc họ hoa hồng (rosaceae). Loài cây này có nguồn gốc từ châu Mỹ và đã được các nhà làm vườn châu Âu lai tạo từ thế kỷ 18 để tạo ra giống dâu tây phổ biến ngày nay.

Về dinh dưỡng, dâu tây chứa 91% nước, 8% carbohydrate và 1% protein. Trong 100 gram dâu tây có khoảng 33 kilocalories, cung cấp 71% giá trị hàng ngày của vitamin C, 18% giá trị hàng ngày của mangan, một số vitamin và khoáng chất khác. Bên cạnh đó, dâu tây cũng chứa một lượng nhỏ các axit béo không bão hòa thiết yếu trong dầu từ hạt.

Quả dâu tây được ưa chuộng nhờ hương thơm đặc trưng, màu đỏ tươi, mọng nước và có vị ngọt. Loại quả này được tiêu thụ rộng rãi dưới dạng dâu tươi hoặc chế biến thành mứt, nước trái cây, bánh nướng, kem, sữa lắc,…

ST : baocongnong.com


Share:

0 comments:

Đăng nhận xét

BTemplates.com

Tìm kiếm Blog này

  • ()
Được tạo bởi Blogger.

Blog Archive