Nghề may là một trong những ngành nghề gia truyền nổi tiếng và lâu đời nhất của dân tộc ta. Hiện nay ngành nghề này đang chiếm một thị trường lao động vô cùng lớn ở nước ta. Vậy tổ nghề may là ai và cúng như thế nào? Bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề này một cách chính xác nhất.

Tổ nghề may là ai?

Như đã đề cập ở trên thì ngành may đang chiếm lĩnh một thị trường nhân lực vô cùng lớn ở nước ta. Thế nhưng, không hẳn ai cũng biết được ông tổ nghề may Việt Nam hay cụ tổ nghề may là ai.

Tại khu vực Hội An, khu phố có đôi phần cổ kính của người Quảng Nam cũng như làng Trạch Xá, có rất nhiều luôn đồn đại rằng tổ nghề ngành may chính là bà Nguyễn Thị Sen. Có nhiều người truyền tai nhau rằng bà sinh ra và lớn lên tại khu vực làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, trán Sơn Tây. Vào độ tuổi trăng tròn, bà vô cùng nổi tiếng vì là người con gái xinh đẹp, nết na, giỏi giang, đảm đang trong việc nuôi tằm, dệt vải, thêu vá…

Trong bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vị vua Đinh Tiên Hoàng đã phong lập cho 5 vị hoàng hậu là Trinh Minh, Đan Gia, Kiều Quốc, Ca Ông và Cồ Quốc. Trong đó, cụ tổ nghề may Nguyễn Thị Sen chính là Cồ Quốc.

Ngay chính dịp vị vua Đinh Tiên Hoàng về Sơn Tây để lựa chọn ra các vị hiền tài phục vụ đất nước, ông đã ngay lập tức đem lòng cảm mến và bén duyên với bà Nguyễn Thị Sen. Ngay sau đó, bà đã theo vua về triều và được phong làm Tứ phi Hoàng Hậu ngay lập tức.

Tại đây, bà được giao nhiệm vụ là cai quản việc may mặc, thêu thùa trong hoàng cung. Cùng với sự thông minh, sáng tạo và khéo léo của mình bà cùng với những vị phi tần khác đã tạo ra các bộ trang phục vô cugnf sang trọng cho công tử, hoàng tôn, triều nghi và hoàng hậu.

Đặc biệt nhất là bà đã tạo được một đội ngũ thợ may vô cùng chuyên nghiệp. Cũng vào thời kỳ đó, số lượng người biết thêu thùa cũng tăng nhanh chóng. Bà cũng là người trực tiếp hướng dẫn các cung nữ khâu từng đường kim, mũi chỉ và dần phát triển mạnh mẽ ngành may trong cung.

Vào năm Kỷ Mão 979, vị vua Đinh Tiên Hoàng vì bị gian thần hãm hại nên triều đình rơi vào cảnh binh đao loạn lạc. Vì quá chán nản cảnh này, bà đã ngay lập tức đưa các con của mình về quê hương bà là làng Trạch Xá. Ngay khi về cố hương, bà tiếp tục truyền đạt kinh nghiệm và kỹ năng thêu thùa cho dân làng. Qua đó, nghề may được phát triển mạnh mẽ và được lưu truyền đến tận ngày nay.

Giỗ tổ nghề may như thế nào?

Ngay khi đã biết được nguồn gốc về ông tổ ngành may chắc hẳn sẽ rất nhiều khách hàng thắc mắc cúng tổ nghề may ngày nào.

Ngày cúng tổ nghề may là ngày mấy?

Ngày giỗ tổ nghề may sẽ được tổ chức vào ngày 12 tháng Chạp âm lịch mỗi năm. Vào ngày nay, rất nhiều thợ may sẽ tiến hành cúng kiếng, khấn vái để ghi nhớ lại các công ơn mà tổ tiên đã để lại. Từ đó, tiếp tục kế thừa và truyền bá lại cho những đời sau và phát huy được truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Giỗ tổ nghề may cúng gì?

Cúng tổ nghề may cần những gì hay lễ cúng tổ nghề may gồm những gì đều là các thắc mắc của rất nhiều khách hàng đặt ra với Citi Fruit. Trên thực tế, thời gian cúng tổ nghề may thường sẽ được diễn ra vào buổi sáng.

Đối với những thợ may mong muốn cúng ở tiệm của mình thì nên chuẩn bị mâm cúng tổ nghề may bao gồm con gà, cành hoa, ly rượu, đĩa trầu cau cùng với chén nước. Nhiều tiệm còn cho cúng đầu heo nhân dịp này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn vịt quay hay gà quay cho sự may mắn của mình trong cả năm. Bàn cúng thường được đặt ở những nơi vô cùng khang trang như bàn may.

Ngoài ra, đối với những làng nghề lâu năm như làng Trạch Xá thì lễ vật cúng tổ nghề may vô cùng cầu kỳ, sang trọng và được chuẩn bị kỹ càng. Thông thường, mâm cúng giỗ tổ nghề may ở các làng nghề này sẽ bao gồm hoa lay ơn, trái cây ngũ quả, nhang rồng phụng, gạo, muối, đèn cầy, trà pha sẵn, trầu cau, rượu nếp, xôi, gà luộc, heo quay, bánh chưng, bánh tét, bánh bao, chả lụa, giấy cúng tổ ngành may.

Giải đáp các thắc mắc về tổ nghề may

Bên cạnh các thông tin trên thì hiện vẫn còn rất nhiều khách hàng thắc mắc về tổ nghề may. Citi Fruit đã tổng hợp lại và giải đáp ngay sau đây nhé.

Đền thờ tổ nghề may ở đâu?

Ngành may đã tồn tại và phát triển được hơn cả ngàn năm đều là nhờ công ơn vô cùng lớn của bà Nguyễn Thị Sen. Để các con cháu đời sau có thể luôn luôn ghi nhớ được công đức của bà, người dân sinh sống tại làng Trạch Xá đã lập nên đền thờ suy tôn bà thành Đức Thánh Tổ nghề May và quyết định ngày tổ chức lễ hội giỗ tổ nghề may sẽ rơi vào ngày 12 tháng chạp âm lịch hàng năm.

Lễ cúng tổ nghề may gồm những gì?

Chúng ta đều biết rằng mỗi ngành nghề đều sẽ có những ngày giỗ tổ khác nhau. Vậy nên chắc chắn các lễ vật cúng kiếng của các ngành nghề này cũng sẽ không hề giống nhau. Đối với ngành may, một lễ cúng đầy đủ sẽ bao gồm:

  • Trái cây ngũ quả.
  • Nhang rồng phụng.
  • Muối hủ, gạo hủ, trà pha sẵn.
  • Đèn cầy, hoa cúc kim cương.
  • Rượu nếp.
  • Nước chai.
  • Gà luộc.
  • Trầu cau.
  • Bánh hỏi, bánh bao, chả lụa, bánh tét, bánh chưng.
  • Heo quay con.
  • Xôi.
  • Giấy cúng tổ ngành may.

Các gia chủ có thể dựa vào điều kiện kinh tế để chuẩn bị cho mình một mâm cúng đầy đủ nhất. Bạn có thể cúng chay hay mặn, sính lễ ít hay nhiều đều được. Tuy nhiên, chắc chắn một điều rằng các sính lễ cần thiết cần phải được chú trọng và chuẩn bị đầy đủ.

Giỗ tổ nghề may ngày mấy? Ngày giỗ ông tổ nghề may?

Hiện nay, có rất nhiều khách hàng vẫn lầm tưởng rằng tổ của ngành may là đàn ông. Thế nhưng trên thực tế thì bà Nguyễn Thị Sen lại chính là tổ của nghề may. Như đã đề cập ở trên thì để tưởng nhớ những công ơn cũng như những gì bà đã đóng góp thì những thợ may ngày nay sẽ thường giỗ tổ vào ngày 12 tháng Chạp âm lịch hàng năm.

Cần lưu ý những gì trong mâm lễ cúng tổ nghề may?

Chắc chắn rằng lễ giỗ tổ nào cũng sẽ đòi hỏi công sức và sự chuẩn bị vô cùng chuẩn chu từ gia chủ. Việc chuẩn bị cẩn thận, chu đáo sẽ thể hiện được tấm lòng chân thành, thành kính của gia chủ đối với cụ tổ ngành may. Có rất nhiều chi tiết, lễ vật tưởng chừng đơn giản nhưng lại có rất nhiều thợ may quên mất và không chuẩn bị đầy đủ. Vậy nên, Citi Fruit xin tổng hợp lại một số lưu ý giúp khách hàng có thể nắm được toàn bộ thông tin một cách trọn vẹn nhất:

- Một mâm cúng tổ ngành may cần phải chuẩn bị đầy đủ các sính vật sau: Đĩa trầu cau, con gà tréo, hoa tươi, chén nước lã và ly rượu.

- Thời gian cúng chuẩn xác nhất sẽ là vào buổi sáng.

- Khi sính lễ đã được chuẩn bị đầy đủ, người thực hiện lễ cần phải ăn mặc thật gọn gàng để tiến hành lễ cúng.

Văn khấn cúng cụ tổ ngành may là gì?

Chắc chắn một điều rằng các ngành nghề khác nhau sẽ có cho mình một bài văn khấn khác nhau. Nhiều gia chủ cũng thắc mắc rằng liệu khi cúng giỗ tổ ngành may thì nên đọc văn khấn thế nào cho chính xác nhất.

Hiện tại, trên các trang mạng xã hội đã có rất nhiều bài khấn vái tổ nghề ngành may khác nhau. Vậy nên bạn cần lựa chọn thật kỹ càng để có thể có cho mình một bài văn khấn chuẩn xác và mang đến hiệu quả cao nhất cho cửa hàng của mình. Bên cạnh đó, một bài văn khấn thường sẽ rất dài và khó nhớ. Vậy nên gia chủ cũng có thể viết tay hoặc in sẵn nội dung để chuẩn bị cho lễ cúng được diễn ra một cách thành công nhất.

Lễ giỗ tổ ngành may mang đến ý nghĩa như thế nào?

Việc thờ tổ nghề may bà Nguyễn Thị Sen là một trong những truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Điều này nhằm để tôn trọng, tưởng nhớ và giúp con cháu đời sau có thể biết đến người đã sáng lập ra ngành may. Ngoài các đền thờ, miếu hay đình, các gia chủ vẫn có thể tự mình lập bàn thờ ngay nhà hay cửa tiệm của mình. Đặc biệt, các gia chủ cũng nên lưu ý rằng các ngày tuần tiết, sóc, giỗ Tết, vọng đều cần ghi nhớ cúng kiếng.

Ngày giỗ tổ ngành may được tổ chức mỗi năm nhằm mục đích tưởng nhớ lại công ơn của bà đã tận tâm chia sẻ và mở mang kiến thức cho toàn bộ người dân lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, qua lễ giỗ này thì gia chủ cũng cầu mong cho cửa hàng có thể làm ăn phát đạt, buôn may bán đắt, làm ăn luôn được suôn sẻ, gặp nhiều may mắn và tránh được nhiều rủi ro nhất có thể. Sau khi công việc có tiến triển thì chắc chắn gia chủ cũng nên tạ lễ với bà tổ ngành may.

Người làm lễ cúng bái trong ngày giỗ tổ là ai?

Nhiều khách hàng thắc mắc rằng liệu khi tổ chức cúng kiếng hay giỗ tổ thì ai sẽ là người đứng ra bái lễ và tiến hành cúng kiếng. Thông thường, người tiến hành bái lễ thường là người đức cao vọng trọng và lớn tuổi trong nghề. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các điều kiện khác nhau mà người cúng kiếng cũng có thể được thay đổi.

Bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ đến khách hàng toàn bộ thông tin về tổ nghề may. Qua đó, chúng ta cũng đã biết được nguồn gốc, ngày lễ giỗ, cách cúng kiếng của ngành nghề vô cùng đặc biệt này như thế nào. Khách hàng nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy nhanh chóng liên lạc ngay với chúng tôi nhé