Ông tổ nghề thêu hiện được rất nhiều người dân Việt Nam biết đến và tôn sùng. Những sự tích, giai thoại về ông tổ này đã được truyền rộng rãi tới cho mọi người. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để có được những thông tin chi tiết về vị này nhé.

Giới thiệu sơ lược về ông tổ nghề thêu

Ông tổ nghề thêu là một người mà rất nhiều làng nghề thêu hiện nay thờ cúng hằng năm. Vậy ông là ai? Giai thoại về vị này là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua lịch sử xuất hiện cũng như thông tin về ông nhé.

Ai được nhân dân tôn là ông tổ nghề thêu?

Lê Công Hành (1606 – 1661) được xem là ông tổ nghề thêu của Việt Nam từ thời xa xưa đến nay. Ông là một quan lại thời Hậu Lê với nhiều giai thoại hiển hách, nổi tiếng được truyền từ đời này qua đời khác.

Ông được xem như là người có công đặt nền móng cho nghề thêu từ khởi nguyên. Nhờ công sức của mình, ông tạo ra một ngành nghề hot và truyền lại mãi về sau cho nhân dân. Nhớ công ơn của ông mà người ta tôn ông là ông tổ và thờ cúng hằng năm.

Ông nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học và có nhiều công sức trong xây dựng nước. Ông được cử đi làm sứ thần bên Trung Quốc để học hỏi kinh nghiệm. Tại đây ông đã phát huy tốt về khả năng của mình, mang về một nghề cực kỳ giá trị cho người dân Việt Nam.

Những truyền thuyết về sự thông minh của ông vẫn mãi được lưu truyền cho tới ngày nay. Ông đã tạo lên những câu chuyện đầy sức hấp dẫn về trí thông minh của mình. Người dân Việt Nam cảm thấy vô cùng biết ơn và ghi nhớ công ơn mà ông đã dành cho dân tộc.

Lịch sử xuất hiện ông tổ nghề thêu

Năm 1646, Lê Công Hành được cử sang xứ Trung Quốc. Tại đây, ông bị người ta nhốt trên một lầu cao và không để cầu thang đi xuống. Ông cũng không thấy có bất cứ ai đem cơm đến cho mình trong suốt 1 ngày đó.

Ông quan sát thấy phần bàn thờ có hai cái lọng ngù xanh, ngù đỏ cực đẹp, trên cao còn một bức nghi môn diềm màn có thêu rồng phượng. Ông được thử tài thông minh và phải tìm cách xuống được.

Ông đã tìm thấy nguồn thức ăn từ bức tượng Phật Di Lặc. Bức tượng được làm bằng bột bánh khảo và lấy làm lương thực của mình. Phần nước thì ông có thể múc trong vò để uống, sống qua ngày.

Ở trên lầu quá lâu khiến ông sinh ra buồn chán, ông bắt đầu thao nghi môn xuống. Ông thấy họ làm rất tỉ mỉ và đẹp, tiến hành gỡ từng sợi chỉ ra xem và nghiên cứu. Với ông, việc này như đang đọc sách và càng ngày càng cuốn hơn nữa. Ông đã học được cách thêu này và cảm thấy vô cùng hạnh phúc, muốn nhanh được trở về để truyền cho nhân dân.

Cuối cùng, ông đã gỡ hai cái lọng xuống và bay xuống dưới. Ông từ từ rơi xuống sàn và nhảy từ lầu cao xuống dưới đất. Lính gác ở cổng thấy vậy đã kêu lên “Sứ thần Việt Nam biết bay”.

Ngày giỗ tổ nghề thêu là ngày nào?

Lê Công Hoành mất ngày 12/6 âm lịch và người ta lấy ngày này làm ngày giỗ tổ nghề thêu. Hơn 300 năm nay, ngày này vẫn luôn được lấy làm ngày giỗ của ông tổ nghề thêu. Mọi người sẽ cùng nhau quây quần về nơi giỗ tổ để tham gia cúng bái.

Những truyền thống, chương trình tốt đẹp của ngày này vẫn luôn được người dân đón nhận. Họ thường xuyên đến tham gia và thể hiện lòng biết ơn của mình đến ông. Những hành động đó giúp cho ngày giỗ tổ càng trở lên ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Ngôi đình thờ ông tổ nghề thêu ở đâu?

Đình Tú Đình Thị là đình thờ ông tổ nghề thêu của Việt Nam. Ngôi đình này được đặt tại số 2 phố Yên Thái, Hàng Gai, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Ngôi đền thờ Lê Công Hoành, ông tổ của làng nghề thêu Việt Nam từ xa xưa.

Ngôi đình này vẫn giữ được nguyên vẹn những đường nét kiến trúc tinh xảo. Những kiến trúc được bắt nguồn từ nhà Nguyễn vẫn luôn được bảo toàn và có hàng loạt hiện vật giá trị. Những hiện vật vẫn luôn được bảo toàn và vệ sinh thường xuyên, đảm bảo giá trị văn hóa đem lại.

Khi ghé thăm đình này, người dân có thể tìm hiểu về giá trị tốt đẹp của nghề thêu. Tại đây có vô vàn các hình ảnh, tư liệu lịch sử và hàng loạt các tác phẩm thêu từ thời đương đại. Nó truyền lại cho anh em những giá trị tốt đẹp nhất về nghề thêu và giúp mọi người ghi nhớ công ơn.

Ngôi đình này đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam vào năm 2012. Đây chính là dấu mốc thể hiện được sự ảnh hưởng của ngôi đền đối với người dân Việt Nam.

Nếu có cơ hội thì mọi người nên một lần tham quan ngôi đền này để có thể nhận được các giá trị hấp dẫn. Những giá trị văn hóa vẫn được mang đến và lưu truyền mãi trong lòng mọi người. Ngôi đền vẫn luôn là nét đẹp văn hóa của người Việt của chúng ta hiện nay.

Các làng nghề thêu nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay?

Làng Quất Động là nơi được xem là khởi thủy của nghề thêu tại Việt Nam, nằm ở huyện Thường Tín, Hà Nội. Trải qua hàng ngàn năm, cùng với sự cần cù và tỉ mỉ của mình, người Việt đã khiến nghề thêu vươn xa khỏi dải đất chữ S.

Những tác phẩm nghệ thuật được tạo dựng từ nghề thêu đã gây được dấu ấn cực mạnh cho thế giới. Miền Bắc của Việt Nam là nơi tập trung phát triển ngành thêu nhất hiện nay.

Mọi người có thể biết tới các vùng quê phát triển ngành này như: Quất Động, Thắng Lợi, Đông Cứu, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Bình Lăng (Hà Nội); Văn Lâm (Ninh Bình), Minh Lãng (Thái Bình) , Thuận Lộc (Huế), Thanh Hà (Hà Nam) , Phú Xuyên, Cổ Đông, Kim Long, Bảo Lộc (Lâm Đồng)…

Những đường kim mũi chỉ của các tác phẩm đều vô cùng hoàn thiện. Tranh thêu tay đã tái hiện những dấu mốc thăng trầm của thời gian, các biến cố lịch sử của đất Việt. Mỗi bức thêu ẩn dấu vẻ đẹp văn hóa của dân tộc, vẻ đẹp đậm tình người. Có rất nhiều tác phẩm nổi bật được thế giới chú ý và giúp chinh phục những người có đam mê với nghệ thuật.

Những hoạt động diễn ra trong ngày giỗ tổ nghề thêu của Việt Nam

Hàng năm, cứ vào đúng dịp lễ là mọi người sẽ tụ họp lại để tổ chức lễ giỗ ông tổ nghề thêu Lê Công Hoành. Hằng năm đều có các hoạt động nổi bật được diễn ra với những ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Hãy cùng theo dõi những chương trình có trong ngày giỗ tổ này nhé.

Nghi thức dâng hương

Đầu tiên trong ngày giỗ tổ, mọi người sẽ tiến hành nghi thức dâng hương tại Nhà thờ Đức Tổ. Nghi thức được tổ chức hết sức trang trọng và thành kính, có mặt của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân và các thợ thêu. Mọi người sẽ tập trung lại để cùng nhau tiến hành nghi thức dâng hương này.

Buộc sợi chỉ ước nguyện

Đây là một nghi thức truyền thống của các nghệ nhân và người thợ thêu từ bao đời nay. Nghi thức này sẽ được diễn ra tại Đền ước nguyện với những hành động ý nghĩa.

Tại nghi thức này, mọi người sẽ nói lên tâm nguyện cũng như ước muốn con người hướng đến điều thiện. Ai cũng mong có được những điều hạnh phúc, phồn vinh trong cuộc sống đời thường của mình.

Đây là một thời khắc với những khoảnh khắc tâm linh sâu thẳm và thực sự thiêng liêng. Những nghệ sĩ, nghệ nhân hướng về cội nguồn và nhớ lại về những giai thoại lịch sử. Họ tri ân các bậc tiền bối đã có công khai sáng và phát triển nghề thêu như ngày hôm nay. Đây là một nghi lễ tôn vinh, làm vẻ đẹp của người Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

Cuộc thi “Bàn tay vàng”

Một trong những điểm nhấn của ngày giỗ ông tổ nghề thêu là cuộc thi bàn tay vàng. Đây là cuộc thi mà các nghệ nhân, thợ thêu tiêu biểu của mọi miền đất nước thi đấu với nhau bằng tay nghề của mình. Họ sẽ thi đấu bằng những kỹ thuật được xem là bí quyết trong nghề, tạo ra các tác phẩm tranh thêu hết sức sinh động và đặc sắc trong ngày này. Những tác phẩm xuất sắc sẽ được lưu trữ và truyền lại cho đời sau.

Triển lãm tranh thêu

Một hoạt động tiếp theo là triển lãm của các tác phẩm tranh thêu đặc sắc. Chúng được bày tại khuôn viên của vườn Thiên nhai Tri Kỷ Hữu tại Đà Lạt Sử Quán. Đây là những bức tranh thêu có kích cỡ lớn, được thực hiện kỹ thuật thêu 2 mặt, mô tả các loài hoa của người thợ chọn theo tháng, mang đặc trưng của người Đà Lạt. Những bức tranh rực rỡ sắc màu tạo nên một mảng màu đa dạng tại ngày lễ.

Nghi thức rước tranh hoa

Mọi người sẽ tiến hành nghi thức rước tranh hoa và có phần bình trọn, công bố cho nghệ nhân xuất sắc nhất. Những nghệ nhân có các tác phẩm gây ấn tượng mạnh đều được nhận được những phần thưởng giá trị.

Phần lễ hội và các chương trình nghệ thuật

Sau cùng là phần lễ hội và các chương trình nghệ thuật đặc sắc. Những trò chơi được diễn ra cho mọi người cùng nhau tham gia và thử sức. Có những trò chơi cần kỹ thuật thêu, có những trò chơi mà mọi người hoàn toàn có thể tham gia.

Buổi tối sẽ có những chương trình nghệ thuật vô cùng ấn tượng được biểu diễn chuyên nghiệp. Mọi người sẽ được thưởng thức những bài hát, bài múa được tổ chức tại khuôn viên của đình giỗ tổ. Những tiết mục thay lời tri ân của mọi người gửi tới ông tổ ngành vào ngày giỗ này.

Một ngày lễ giỗ ông tổ nghề thêu với vô vàn các chương trình đặc sắc và đầy ý nghĩa. Mọi người hãy cùng nhau tham gia lễ giỗ tổ này để được hòa mình vào không khí thiêng liêng trang trọng. Những phần thi, tiết mục hấp dẫn đã tạo dựng lên nét đẹp truyền thống đẹp cho người Việt Nam.