Trái dứa là loại trái cây nhiệt đới với vị chua ngọt đặc trưng, rất dễ thưởng thức. Người ta có đến 101 cách để thưởng thức hương vị thơm ngon của quả thơm. Không chỉ vậy, đây còn được xem là loại quả giàu có về dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe.
Vì vậy, trong dinh dưỡng hàng ngày, dứa là món tráng miệng, sinh tố vô cùng hấp dẫn, được nhiều người ưa thích. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ hơn những thông tin về loại trái cây nhiệt đới này.
Trái dứa là gì?
Trái dứa loại cây vùng nhiệt đới, có tên khoa học là Ananas comosus. Với đặc trưng về hình dáng là quả hình trụ, tương đối cứng, bên ngoài nhiều gai góc, lắm mắt. Quả dứa khi chín chuyển từ màu xanh sang màu vàng, có hương thơm đặc trưng. Hương vị của loại quả này nổi bật với độ chua ngọt đan xen, rất hấp dẫn.
Vậy, trái dứa trong tiếng Anh là gì? Pineapple là tên gọi trong ngôn ngữ Anh của trái thơm. Quả có nhiều tên gọi khác nhau, loại cây nhiệt đới này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, hiện nay được trồng ở rất nhiều nước và ở Việt Nam rất phổ biến.
Những sự thật thú vị về trái dứa
Cây Thơm có thân ngắn, lá mọc thành hoa thị, cứng, dài ở mép có răng như gai nhọn. Khi cây trưởng thành lá sẽ mọc dài lên, quả sẽ mọc ra. Cây thường ra hoa vào mùa hè, thu hoạch quả và rễ quanh năm. Loại trái cây này được trồng khá phổ biến ở Việt Nam, có nhiều vùng trồng dứa lớn trải dài từ Phú Thọ đến Kiên Giang.
Một câu hỏi rất thú vị mà nhiều người thường băn khoăn: Dứa, Thơm, Khóm có phải là tên của cùng một loại quả hay không? Theo đó, thơm và khóm là tên gọi khác của trái dứa có cùng nguồn gốc, nhưng khác nhau về giống cây. Thơm là tên gọi của giống dứa Cayen, còn khóm là tên gọi của giống dứa Queen. Cụ thể:
- Đặc điểm của trái thơm:
Giống dứa Cayen hay còn là tên gọi khác của dứa không gai, thơm mật, kích thước to, mỗi quả nặng từ 1,5-2 kg, có quả lên đến 3kg, hoa có màu hồng, hơi đỏ
Quả có hình dáng giống như một quả trứng, các mắt trên trái rất to, hốc mắt nông, mật độ mắt thưa. Lá có màu xanh đậm, dài và dày, đặc biệt không có gai hoặc rất ít gai. Khi chín, trái thơm có màu vàng trải dài từ cuống tới chóp trái.
Phần thịt của trái thơm có màu ngả vàng không đậm như trái khóm, mọng nước, hương vị chua ngọt tạo ra hương thơm đặc trưng.
- Đặc điểm của trái khóm:
Trái khóm là giống dứa Queen, thường được gọi là dứa gai, loại này được trồng phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền Tây. Khóm có kích thước nhỏ hơn trái thơm và chỉ nặng từ 500-900g/1 trái.
Lá của khóm có màu xanh đậm, rất nhiều gai ở mép lá, bản lá hẹp, cứng, đặc biệt mặt trong của phiến lá có trắng chạy song song. Hoa có màu hồng xanh đặc trưng, hình dáng thon gọn, mắt nhỏ, lồi, hố sâu, mật độ mắt dày hơn so với trái thơm.
Trái sẽ chuyển đổi từ xanh sang vàng khi chín, chín dần từ cuống tới chóp trái. Phần thịt bên trong có màu vàng đậm đà đẹp mắt, mùi vị chua ngọt lẫn lông nhưng thiên về vị ngọt hơn.
Giá trị dinh dưỡng có trong trái dứa
Giá trị dinh dưỡng có trong quả dứa, bạn đã biết chưa?
Theo như nghiên cứu đến từ các nhà khoa học, trong 165gr dứa tươi thì có chứa khoảng 82,5 calo, nghĩa là trong 1 quả dứa chứa khoảng 55 calo, hàm lượng calo rất thấp. Tương tự, theo như tính toán thì trong 300ml nước ép dứa cung cấp 130 calo. Bên cạnh lượng calo lý tưởng thì trái dứa có các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cho cơ thể có một sức khỏe dồi dào, tràn đầy năng lượng:
- Chất béo: 0.2gr
- Natri: 1.7 mg
- Đường: 16.3gr
- Chất đạm: 0.9gr
- Carbohydrate: 22gr
- Vitamin C: 79 mg
- Chất xơ: 2.3gr
Xem thêm :
100G
khoai lang luộc chứa bao nhiêu Calo?
1
Bắp ngô bao nhiêu Calo? Ăn ngô có béo không?
1
Cốc trà quất bao nhiêu calo (Size 500ml) ?
100G
sầu riêng bao nhiêu Calo? Ăn nhiều có tốt không?
Ăn trái dứa có tác dụng gì?
Trái dứa, loại quả cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, cùng với lượng calo rất lý tưởng đối với chúng ta. Vậy nó đã đem lại những tác dụng như thế nào đối với cơ thể con người:
Giúp tiêu hóa dễ dàng
Các enzym tiêu hóa được tích lũy trong quá trình ăn dứa. Việc chế biến dứa thành các món ăn trong cuộc sống hàng ngày rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Ăn dứa có thể giảm nguy cơ ung thư
Từ các nghiên cứu cho thấy, enzym bromelain có trong dứa sẽ ngăn chặn được các tế bào ung thư vú, ung thư ở da, hệ thống dạ dày hình thành. Bên cạnh đó, enzym này sẽ kích thích hệ miễn dịch thúc đẩy sản sinh bạch cầu để nâng cao khả năng nguy cơ hình thành các tế bào ung thư.
Hỗ trợ hệ miễn dịch và kháng viêm
Một lượng lớn khoáng chất, vitamin, enzym có trong trái thơm giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngừa viêm hiệu quả. Việc trẻ em ăn nhiều dứa sẽ giảm tỷ lệ nhiễm trùng và vi khuẩn tốt hơn so với trẻ không ăn.
Ảnh hưởng tích cực tới mô và tế bào
Trái dứa có thể cung cấp một lượng dồi dào vitamin C là chất thiết yếu mang lại điều tích cực cho mô và tế bào. Việc đó sẽ giúp tiết collagen - thành phần protein tái tạo da, thành mạch máu cùng nhiều cơ quan và chữa lành các vết thương hiệu quả hơn.
Tốt cho tuần hoàn máu
Khi ăn trái thơm việc sản sinh các tế bào hồng cầu trong thể khá tốt bởi nó có chứa hàm lượng đồng dồi dào, việc này sẽ giúp cho máu lưu thông đến các cơ quan trong cơ thể trôi chảy hơn.
Giảm nguy cơ đông máu
Tích tụ máu đông, đau tim, đột quỵ là sự việc khá nguy hiểm đối với sức khỏe. Để làm giảm nguy cơ đông máu, tránh tích tụ các mảng bám trong máu giúp máu lưu thông dễ dàng hơn chúng ta có thể cải thiện bằng cách thưởng thức loại quả nhiều mắt - trái dứa, bởi vì trong nó có chứa chất kali có tác dụng làm giãn tĩnh mạch, giảm áp lực của mạch máu.
Làm đẹp da
Nước ép dứa có lượng lớn vitamin C và chất chống oxy hóa để hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, da không đều màu và các tổn thương do ánh nắng mặt trời.
Hướng dẫn cách chọn mua và bảo quản
Một vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn chọn mua được trái dưa mọng nước, ngọt thơm:
- Màu sắc: Vàng tươi từ cuống đến phần đuôi. Dứa càng vàng thì độ ngọt càng cao.
- Hình dáng: Có hình tròn bầu, ngắn quả.
- Mắt dứa: Mắt càng lớn và càng thưa thì càng tốt.
- Hương thơm: Hãy mạnh dạn cầm quả dứa lên và thử mùi thơm ở cuối quả dứa.
- Phần ngọn dứa: Có màu xanh tươi thì dứa càng ngon.
Để có được trái dứa thơm ngon bổ dưỡng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách bảo quản của loại quả có gai này nhé:
Bảo quản nguyên quả:
- Để quả ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Dứa nguyên quả có thể giữ tươi ngon trong vòng từ 5-7 ngày ở nhiệt độ phòng.
Bảo quản quả dứa đã gọt vỏ:
- Cắt dứa thành miếng vừa ăn.
- Ngâm dứa vào nước muối pha loãng khoảng 10 phút để giúp dứa giữ được độ tươi ngon và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
- Vớt dứa ra để ráo nước.
- Bảo quản dứa đã cắt để trong hộp kín hoặc túi bóng thực phẩm.
- Dứa đã cắt có thể bảo quản trong 2-3 ngày.
Các loại quả đều sẽ có các cách chế biến món ăn khác nhau, dưa cũng vậy. Ngoài cách thưởng thức trực tiếp thì sẽ có thêm các cách chế biến món ngon từ trái khóm này.
- Làm các món mặn: salad dứa rau củ, dứa nướng, salad dứa tôm nướng, tôm hấp dứa, dứa xào chua ngọt,...
- Làm các món ngọt: bánh dứa, nước ép dứa, siro dứa,...
Những câu hỏi xung quanh trái dứa bạn cần biết
Một vài những giải đáp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về trái dứa khi chọn mua và thưởng thức.
Tại sao nói: “Là con gái hãy sống như một trái dứa”
“ Hãy sống như một trái dứa. Đầu đội vương miện dáng đứng hiên ngang - Bên ngoài gai góc, bên trong ngọt ngào.” tại sao lại nói như vậy. Cũng giống như khóm vậy, khi một người phụ nữ đủ bản lĩnh để chống đỡ và vượt qua nghịch cảnh, đủ tĩnh tại để tận hưởng trọn vẹn niềm vui cuộc sống, thì đó chính là lúc họ đội lên đầu chiếc vương miện và trở thành nữ hoàng trong thế giới của chính mình.
Ăn trái dứa có giảm cân không?
Dứa có lượng calo rất là lý tưởng đối với những người muốn giảm cân. Một có dứa trung bình có chứa khoảng 55 calo, còn lại chủ yếu là nước và chất xơ. Khi ăn sẽ tạo cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn các loại thực phẩm khác.
Phụ nữ mang thai có ăn được trái dứa không?
Trên thực tế việc ăn dứa đối với phụ nữ mang thai là điều nên tránh. Bởi vì, chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tăng co bóp tử cung nhất là những trái dứa xanh. Cho nên, khi các bà bầu ăn dứa quá nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, khi các bà mẹ sắp đến ngày sinh mà tử cung chưa mở thì có thể cân nhắc ăn dứa để làm cho tử cung mở giúp cho quá trình sinh nở dễ dàng hơn một chút.
Ăn nhiều trái dứa có tốt cho sức khỏe không?
Dứa loại trái cây rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe. Bởi vì quả có chứa chất bromelain, chất ngăn ngừa tình trạng viêm, nhưng nếu nạp vào cơ thể một số lượng dứa nhiều sẽ gây ra tình trạng dị ứng. Một số biểu hiện của dị ứng như là phát ban, tiêu chảy, buồn nôn.
Mẹ cho con bú có ăn được dứa không?
Trái thơm là loại quả chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi đối với phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu cho thấy dứa được được vào danh sách các loại thực phẩm không nên ăn đối với mẹ cho con bú bởi vì tính axit trong nó khá cao.
Ăn dứa khi bị chảy máu có nên không?
Theo các nghiên cứu cho thấy, dứa có chức năng phân hủy fibrin ngăn ngừa tụ huyết. Cho nên những ai bị chảy máu hoặc có các dấu hiệu như chảy máu cam, vết thương lớn, sốt xuất huyết, phụ nữ băng huyết… Tránh ăn dứa để không gây hại đến sức khỏe.
Một số lưu ý khi ăn dứa để mang lại cho cơ thể một sức khỏe tốt nhất:
- Nên chọn mua các quả dứa tươi ngon, còn nguyên cả quả.
- Không ăn dứa dập nát.
- Phải gọt sạch lớp vỏ bên ngoài quả và các hố mắt.
- Nên rửa dứa bằng nước muối loãng trước khi ăn.
- Người có biểu hiện chảy máu không nên ăn dứa.
- Tránh ăn dứa vào lúc đói bởi vì tính axit ăn dứa tác động lên dạ dày sẽ gây đau bụng.
Những đối tượng nên hạn chế ăn dứa:
- Người có cơ địa dị ứng.
- Người bị đái tháo đường.
- Người mắc bệnh tăng huyết áp.
- Các đối tượng bị viêm răng, lở loét khoang miệng.
- Người dễ bốc hỏa.
- Người mắc bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày
Trên đây là tất tần tật những thông tin bổ ích về trái dứa. Với vẻ ngoài gai góc, bên trong ngọt ngào, lượng calo lý tưởng, giá trị dinh dưỡng cao không chỉ giúp chúng ta thưởng thức loại quả thơm ngon này mà còn đem lại những lợi ích tốt cho sức khỏe. Hãy tìm mua những trái dứa thơm ngon để sử dụng cùng với những người thân thương bên cạnh nhé.
0 comments:
Đăng nhận xét