Tóm tắt bài viết
Các loại quả không hạt hiện nay được chia thành 2 loại là không hạt tự nhiên và không hạt nhờ lai tạo. Không hạt tự nhiên là vốn dĩ từ khi có mặt trên trái đất này nó đã không có hạt. Còn không hạt nhờ lai tạo giống là ban đầu vốn dĩ nó là trái cây có hạt. Sau quá trình nhân giống, lai tạo và biến đổi Gen nó có thêm loại không hạt.
Cùng tìm hiểu về các loại quả không hạt tự nhiên và lai tạo qua bài viết dưới đây nhé.

Các loại quả không hạt tự nhiên
Quả dứa

Dứa là 1 trong các loại quả không hạt tự nhiên, không cần lai tạo giống. Vốn dĩ sinh ra đã không có hạt. Quả dứa rất giàu các chất khoáng như can-xi, kali, chất xơ, brôm, i-ốt và phốt-pho, các enzim, đặc biệt rất giàu vitamin C. Chính vì thế, dứa là thực thẩm giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh.
Brôm, một loại enzin phân giải là yếu tố quan trọng tạo ra giá trị của quả dứa. Đó là lý do dứa giúp tiêu hóa protein một cách dễ dàng hơn. Brôm cũng được coi là một chất chống viêm nhiễm.
Mỗi ngày một cốc dứa tươi sẽ cung cấp cho bạn gần 75% lượng mangan yêu cầu hàng ngày.
Dứa tươi cũng giàu vitamin C. Ngoài tác dụng là chất chống ô-xi hóa, vitamin C còn góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của xương, sụn, răng và lợi. Hơn nữa, loại vi chất này còn giúp chúng ta có sức đề kháng tốt hơn, tăng cường quá trình hấp thụ chất sắt từ các loại rau quả và đẩy nhanh quá trình lành sẹo.
Dứa giàu mangan, một khoáng chất quan trọng để phát triển xương và các mô liên kết. Đặc biệt, các nhà khoa học còn cho biết dứa rất tốt cho tiêu hóa. Theo họ, dứa là một loại hoa quả giàu chất dinh dưỡng, những người thiếu máu hoặc đang trong quá trình hồi phục sức khỏe nên thường xuyên ăn dứa. Vì dứa còn có tác dụng lợi tiểu, chống lão hóa và tốt cho dạ dày.
Những người muốn giảm béo cũng nên dùng dứa thường xuyên vì cùng với bưởi, dứa là thực phẩm có tác dụng giảm mỡ trong cơ thể.
Quả dừa
Dừa vốn dĩ là loại quả không hạt mà ai cũng biết. Từ cùi dừa đến nước dừa đều tốt cho sức khỏe của cơ thể chúng ta.

Dầu dừa sẽ cho bạn làn da mịn màn, sáng lạn. Chính cấu trúc phân tử nhỏ của dừa sẽ dễ hấp thụ qua làn da và trở thành một chất dưỡng lý tưởng cho những ai có làn da khô, thô ráp và nhăn nheo. Tinh dầu dừa nguyên chất là chất chống ôxy hóa rất tốt, có thể xâm nhập vào các mô nằm sâu dưới da. Nó giúp da phòng chống được sự hình thành của các gốc tự do khiến cho da mất đi khả năng đàn hồi.
Hơn nữa, dầu dừa còn có thể bảo vệ làn da không bị đốm nâu đen hay những vết tàn nhang hình thành do hiện tượng lão hóa hay do tiếp xúc trực tiếp dưới ánh mặt trời. Mặt khác, dầu dừa được coi là thành phần tự nhiên nhất trong kem dưỡng cho da. Nó thường xuyên được sử dụng trong soap xà bông vì dầu dừa có khả năng sủi bọt tương đối ngay cả khi dùng chung với nước muối.
Dâu tây
Dâu tây, xuất xứ từ Nam Mỹ, hiện ở nước ta có trồng tại một số địa phương. Dâu tươi mới hái hàm lượng vitamin C và đường fructose đều rất cao, trong đó hàm lượng chất khoáng như K, Na, Fe… cũng rất phong phú, cho nên ăn nhiều dâu tây giúp thúc đẩy chuyển hóa các chất trong cơ thể, làm máu huyết lưu thông, đồng thời có tác dụng trấn tĩnh an thần và phòng chống lão hóa.

Trong phần thịt của quả dâu tây có các loại sinh tố A, B1, B2 và đặc biệt là lượng sinh tố C khá cao, hơn cả cam, dưa hấu. Đây là tính ưu việt của quả dâu tây giúp tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng, nhiễm độc, cảm cúm và chống stress, lão hóa (oxy hóa).
Với người hút thuốc lá hay người hít thuốc lá thụ động, các acid hữu cơ có trong dâu tây có hiệu quả giảm nhẹ tác hại của thuốc lá cho cơ thể. Người hút thuốc lá ngậm quả dâu trong miệng, cơn nghiện thuốc cũng sẽ giảm đi một ít.
Theo đông y, dâu tây vị ngọt, chua, tính mát, công hiệu bổ phổi, điều hòa chức năng tiêu hóa, bồi bổ cơ thể, mát máu, giải độc. Dùng chữa các chứng như ho do phổi nóng, cổ họng sưng đau, chán ăn, tiểu ngắn, tiểu gắt, thiếu máu suy nhược, ung nhọt, say rượu.
Dưỡng chất vitamin C trong quả dâu tây sẽ giúp tiêu diệt các tế bào gốc tự do này, quá trình tổng hợp. collagen lại được tiếp tục để duy trì vẻ đẹp cho da.
Quả Dâu tằm
Là 1 trong các loại quả không hạt có nhiều ở nước ta. Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
Tác dụng
Cao nước lá và thân cây dâu ức chế một số vi khuẩn gram dương và men. Vỏ rễ và lá dâu có tác dụng gây hạ huyết áp, giãn mạch ngoại biên và an thần. Các hoạt chất moracemin A, B và D từ vỏ rễ dâu có tác dụng chống tăng huyết áp trên thực nghiệm. Cao chiết và hoạt chất moran A từ vỏ rễ dâu có tác dụng hạ đường huyết ở động vật được gây đái tháo đường bằng alloxan.
Công dụng
Vỏ rễ dâu điều trị ho có đờm, hen, ho ra máu, sốt, tăng huyết áp, trẻ em ho gà, phù thũng, bụng trướng to, tiểu tiện không thông. Ngày dùng 4 – 12g, có khi đến 20 – 40g, dạng thuốc sắc hay uống bột.
Quả sung
Quả sung là 1 trong các loại quả không hạt chứa khá nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho một thai kỳ khoẻ mạnh. Nghiên cứu cho thấy, thành phần dinh dưỡng trong sung tương tự với sữa mẹ.

– Sung chứa lượng kali cao, giúp kiểm soát huyết áp. Do đó, nó ngăn chặn tăng huyết áp liên quan tới tiền sản giật – một dấu hiệu rất nguy hiểm khi mang thai.
– Sung dồi dào lượng chất xơ, giúp giảm bớt táo bón – rắc rối phổ biến nhất trong thời kỳ mang thai.
– Enzyme proteolytic trong sung hỗ trợ hệ tiêu hoá cho người mẹ.
– Chất kiềm trong sung giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn trong thời kỳ mang thai. Điều này giúp mẹ có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế thừa cân, béo phì.
– Sung cũng giàu vitamin B6, vitamin từ lâu đã được chứng minh là mang lại lợi ích trong việc giảm táo bón. Nó cũng chứa một lượng đáng kể omega 3, cần thiết cho sự phát triển thai nhi, cũng như giảm nguy cơ sinh non.
– Psoralens, một chất có trong sung có tác dụng giảm sám, nạm da cho bà bầu.
Quả vả

Trong 100 gam trái vả sấy khô có chứa: protein 3,3 gam, chất béo 0,93 gam, đường 47,92 gam, các vitamin thuộc nhóm B như B1 0,085mg, B2 0,082mg, B3 0,619mg, B5 0,434mg, B6 0,106mg, B9 9µg, PP 0,3mg và C 1,2mg. Tổng lượng vitamin chiếm khoảng 37% trọng lượng trái khô. Một số lượng lớn các chất khoáng và vi lượng chiếm hơn 70%, cao nhất là calcium là 162mg (tỉ lệ 16%), magnesium 68mg (9%), còn lại như phosphor (16%), sodium (14%), sắt (8%), kẽm (6%), đồng, mangan… Ngoài ra trái vả còn cung cấp nhiều chất ở dạng hợp chất flavonoit và polyphenol, chất nhầy và pectin.
Ăn quả vả rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm mỡ máu và phòng ngừa bệnh tim mạch.
Quả chuối
Chuối chứa lượng chất xơ và một số chất chống oxy hóa vừa đủ. Theo thống kê, một quả chuối nặng khoảng 118 gram có những dưỡng chất sau:
- Kali: 9% RDI (*)
- Vitamin B6: 33% RDI
- Vitamin C: 11% RDI
- Magie: 8% RDI
- Đồng: 10% RDI
- Mangan: 14% RDI
- Carbs: 24 gram
- Chất xơ: 3,1 gram
- Protein: 1,3 gram
- Chất béo: 0,4 gram
(*) RDI – Reference Daily Intake: Lượng tiêu thụ tham khảo hàng ngày
Điểm đáng chú ý là chuối chỉ chứa khoảng 105 calo và hầu như chỉ bao gồm nước và carbohydrate. Dựa trên số liệu vừa nêu, có thể thấy lượng protein trong chuối rất ít và gần như không chứa chất béo. Chính những yếu tố này khiến loại quả này trở thành lựa chọn “thân thiện” với những người ăn kiêng.
Các loại quả không hạt được lai tạo giống
Loại quả không hạt nhờ lai tạo giống, vốn dĩ ban đầu là quả có hạt, qua quá trình lai tạo giống và biến đổi Gen cho ra loại quả không hạt. Điển hình là các loại quả sau đây :
Dưa hấu không hạt
Dứa hấu không hạt là thành quả của việc lai tạo giống thành công. Hiện nay chỉ có 1 loại dưa hấu không hạt. Quả tròn, vỏ màu xanh nhạt có sọc xung quanh. Ruột đỏ và không có hạt.

Dưa hấu không hạt là trái cây nhiều nước và các vitamin, khoáng chất cần thiết, đặc biệt là ít calo và chất béo. Dưa hấu được xem là một sản phẩm thay thế cho nước uống thông thường. Giúp giải khát thanh nhiệt mà còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp bạn tràn đầy năng lượng.
Nho không hạt

Trên thế giới hiện có rất nhiều giống nho không hạt, kể đến như nho đen, nho xanh, nho đỏ, nho ngón tay… Các giống nho này được trồng nhiều ở California, Washington, Úc, Mỹ, Nam Phi… nơi có khí hậu khô và ấm áp. Từ khi khi xuất hiện nho không hạt đã được ưa chuộng vì ưu điểm vượt trội hơn so với những loại nho thường thấy trước kia.
Nho không hạt là thực phẩm an toàn cho trẻ nhỏ.
Cam không hạt

Đó là thành quả sau 3 năm cải tạo vườn tạp kém chất lượng của ông Phạm Văn Đảo, ấp Tân Nhơn, xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ. Với diện tích 1ha trồng cam mật không hạt, ông Đảo có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm từ việc bán trái và cây giống.
Đây là 1 trong các loại quả không hạt có sức tiêu thụ lớn nhất. Được người tiêu dùng tìm mua nhiều nhất.
Na không hạt

Ngoài ưu điểm “miễn” cho người ăn khỏi phải nhằn hạt, na không hạt còn được ưa chuộng vì mùi vị ngọt thanh, thịt trắng dai. Quả na không hạt khá lớn, năng suất cao hơn hẳn so với giống na truyền thống, cá biệt có những trái nặng gần 1kg.
Thời gian qua, nông dân ở huyện Định Quán (Đồng Nai) đã trồng thành công giống mãng cầu (miền Bắc gọi là quả na) không hạt.
Được biết, na không hạt có xuất xứ từ Thái Lan đã và đã du nhập vào nước ta mấy năm gần đây. Na không hạt có chiều cao tối đa 4m, tán rộng trong 2m, lá bản to, dài, xanh đậm hơn so với giống na truyền thống.
So với giống na truyền thống, na không hạt có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Năng suất cho trái nhiều, sinh trưởng tốt và cây phát triển cao. Tỉ lệ hạt của cây na Thái ít hơn tỉ lệ hạt của các giống cây na hiện nay (hạt chỉ chiếm 20-30%). Nhờ những đặc điểm ưu việt trên, loại trái cây này hiện được thị trường khá ưa chuộng vì mùi vị ngọt thanh, thịt trắng dai và không có hạt.
Mít không hạt
Mít không hạt có vỏ màu xanh, không thơm nồng nặc như các giống mít thông thường. Mít không hạt được thương lái mua tại vườn với giá từ 30.000 – 35.000 đồng/kg.
Mít không hạt khi bổ ra hoàn toàn không có nhựa, múi và xơ có màu vàng, vị ngọt thanh và có thể ăn cả xơ. Nhiều người từng ăn loại mít không hạt này, họ mô tả vị của nó giống như sữa chua.
Một trái mít không hạt có thể nặng lên đến 20kg. Với giá khoảng 50.000 đồng/kg, khách hàng phải trả hơn triệu đồng cho một trái mít nhưng vẫn đắt khách. Vì vậy có thể xếp mít vào các loại quả không hạt đắt nhất.
Xem thêm bài viết : Các loại mít ngon nhất hiện nay
Bơ không hạt
Bơ là 1 trong các loại quả không hạt được lai tạo giống mới gần đây. Dù có giá khá đắt nhưng bơ không hạt vẫn được người dùng ưa chuộng bởi vị ngọt, béo, không ngậy và ít bị hao hụt như nhiều loại khác.
Bơ không hạt đang là loại bơ được săn đón và thực khách chờ đợi nhiều nhất. Không chỉ lùng mua tại các cửa hàng, đại lý, chợ mạng, nhiều người còn đến tận vườn để mua trái bơ lạ làm quà biếu.
Đây là giống bơ mới được phát hiện ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, giống bơ này chưa được trồng nhiều tại vùng đất Tây Nguyên. Chính vì thế, bơ không hạt đang có giá khá đắt 100.000 đến 120.000/kg.
Nơi đầu tiên phát hiện ra giống bơ không hạt là vùng đồng bào Ede tại Cugar, tỉnh Đắk Lắk. Giống bơ không hạt thu hoạch muộn hơn so với các loại bơ khác. Thông thường bơ này thu hoạch vào cuối tháng 6 âm lịch. Người làm vườn cũng gọi chúng là bơ trái mùa.
Một ưu điểm chiếm lợi thế nữa của bơ không hạt đó là do kích thước bơ nhỏ nên rất phù hợp cho các bé ăn dặm, ăn quả nào hết quả đó và luôn giữ nguyên quả tươi ngon.
Xem thêm : Các loại bơ phổ biến tại Việt Nam hiện nay
Bưởi không hạt
Với đam mê lai tạo giống để cho ra đời những cây, giống mới, biến những trái cây có hạt thành không hạt cho năng suất cao, “ông trùm cây không hạt” Lê Văn Xê (Bắc Tân Uyên, Bình Dương) mày mò nghiên cứu, chiết ghép thành công bưởi da xanh “có hạt” thành giống bưởi da xanh “không hạt” cho giá trị kinh tế cao.
Với mỗi ha cho thu nhập bình quân từ 800 triệu đồng/năm, tổng thu nhập từ 30ha trên, mỗi năm tôi có thể thu về từ 15 tỷ đồng đến 18 tỷ đồng đã trừ chi phí”, lão nông chia sẻ.
Ngoài ra còn 1 số các loại quả không hạt khác được tạo ra nhờ lai tạo giống như : hồng không hạt, ổi không hạt, chanh không hạt, vải không hạt…..
Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm nhiều kiến thức về các loại quả không hạt. Mong rằng các thông tin mà baocongnong.com cung cấp hữu ích cho bạn !