Giá cây lộc vừng trồng cảnh quan sân vườn có nhiều kích thước khác nhau; tùy thuộc diện tích khu vườn; tùy theo vị trí trồng cây mà chọn những cây có kích thước hợp lý. Ngoài ra, còn tùy theo nhu cầu và giá thành của cây mà người mua sẽ lựa chọn cây thích hợp.

Trong phạm vi bài viết dưới đây, Báo Công Nông sẽ giới thiệu đến các bạn đôi nét về cây lộc vừng. Lợi ích khi trồng cây lộc vừng và giá cây lộc vừng tùy theo kích thước. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua cây lộc vừng thì đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn.

Cây lộc vừng là cây gì?

Lộc vừng, còn gọi là chiếc hay lộc mưng (danh pháp khoa học: Barringtonia acutangula) là một loài thuộc chi Lộc vừng, là loài cây bản địa của các vùng đất ẩm ven biển Nam Á và Bắc Úc, từ Afghanistan đến Philippin và Queensland.

Tại Đông Nam Á, loài này phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam, cây mọc khắp nơi, từ Bắc vào Nam ra tới Côn Đảo.

Cây lộc vừng có thân và gốc đẹp, hoa thường màu đỏ và lá của nó có hình mác, khi nở có hương thơm, được dùng làm cây cảnh. Có người xếp lộc vừng vào bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc.

gia-cay-loc-vung
hình ảnh cây lộc vừng bên hồ gươm

Cây lộc vừng đẹp từ thân cành, dáng thế đến sắc hoa. Ngoài ra, cây Lộc vừng còn mang ý nghĩa phong thủy là đem lại sự sung túc, may mắn, bình an, thịnh vượng.

Trồng cây lộc vừng có ý nghĩa gì ?

Cây lộc vừng có điểm tương đồng với một loại cây phong thủy rất được ưa chuộng là cây vạn lộc bởi cả hai đều có chữ lộc trong tên. Trong tiếng Hán, lộc có ý nghĩa chỉ sự may mắn, tiền tài và phúc báu. Vừng là loại hạt nhỏ nhưng mỗi lần thu hoạch sẽ được rất nhiều hạt. Vì thế lộc vừng có hàm nghĩa sự may mắn, phúc báu sẽ đến nhiều và dồi dào mãi không dứt.

Cành lá lộc vừng rất tươi tốt xum xuê, màu hoa sáng, đẹp tượng trưng cho phúc lộc đủ đầy. Cây lộc vừng có thể sống đến trăm tuổi thành những cây cổ thụ. Từ đó người ta gán cho nó những ý nghĩa về sự vững chắc, trường tồn. Trồng lộc vừng trong nhà có người cao tuổi mang ngụ ý lời chúc bách niên giai lão.

Nếu trong thời gian làm kinh doanh trùng với thời điểm hoa lộc vừng nở sẽ rất tốt bởi hoa lộc vừng mang điềm lành về sự nở rộ của thành công và tài lộc. Bên cạnh đó, cây lộc vừng được trồng nhiều ở các đền, chùa, miếu và hình dáng cứng cỏi nên người ta tin rằng lộc vừng có khả năng trừ tà, gia tăng dương khí.

Tác dụng của cây lộc vừng

Cây lộc vừng đẹp, ý nghĩa phong thủy tốt nên rất được chuộng làm cây cảnh trồng trước nhà hay làm bonsai. Là loài thực vật thân gỗ nên có thể được uốn tạo thế cây lộc vừng thành các thế bonsai đẹp, bắt mắt mà không phải chỉnh sửa quá thường xuyên. Người ta cũng thường trồng cây lộc vừng để đón tài lộc vào nhà và gia tăng dương khí. Những cây lộc vừng con với hình dáng đẹp được sử dụng làm quà biếu vào những dịp lễ tết thay cho lời chúc phúc của người tặng.

Ngoài ý nghĩa về phong thủy, làm bonsai, cây lộc vừng còn có thể được sử dụng một phần làm thuốc hoặc nấu ăn. Phần lá non của cây lộc vừng được dùng để ăn sông và kèm trong các món gỏi. Thân, vỏ, rễ của cây lộc vừng đều có những ứng dụng trong các bài thuốc đông y khá hiệu quả.

Các loại cây lộc vừng phổ biến hiện nay

Khá nhiều người nhận ra được cây lộc vừng nhưng cây lộc vừng có mấy loại thì không có nhiều người biết đến. Vì phân bố rộng từ Nam A đến Bắc Úc nên có các loại cây lộc vừng khác nhau như: cây lộc vừng lá to, lộc vừng mangopine, lộc vừng trắng, cây lộc vừng lá nhỏ,…Dưới đây sẽ là 3 loại cây lộc vừng chính.

Cây lộc vừng chiếc hay còn gọi là rau vừng

cây rau vừng
cây rau vừng

Sinh trưởng tại vùng ven biển và hải đảo nên loại lộc vừng này chịu hạn và chịu mặn khá tốt. Tại nước ta, cây lộc vừng chiếc phân bố chủ yếu tại các vùng ven biển phía nam và các vùng hay bị ngập lũ.

Cây lộc vừng hoa đỏ

cay-loc-vung-hoa-do
cây lộc vừng hoa đỏ

Được người Pháp mang đến Việt Nam từ những năm chiến tranh. Đây là loại cây lộc vừng được ưa thích nhất tại nước ta bởi những bông hoa màu đỏ rực rỡ rất đẹp lại mang ý nghĩa cho sự may mắn, thịnh vượng. Người dân Việt hay trồng cây lộc vừng đỏ trước cửa nhà để nghênh đón tài lộc và làm cảnh.

Cây lộc vừng hoa trắng

cây lộc vừng hoa trắng
cây lộc vừng hoa trắng

Khi nở, những bông hoa của cây lộc vừng hoa trắng đẹp chẳng kém gì cây lộc vừng hoa đỏ. Những bông hoa khi nở sẽ tạo thành từng chùm hoa trắng xen hồng rất bắt mắt và ấn tượng. Vì vậy loại cây này thường được sử dụng làm cây cảnh tại các công trình và sân vườn.

Giá cây lộc vừng hiện nay bao nhiêu 1 cây

Giá cây lộc vừng sẽ phụ thuộc vào kích thước của cây như chiều cao và đường kính.

Giá cây lộc vừng cao 1m

Cây lộc vừng có kích thước càng nhỏ sẽ có giá tiền càng thấp và ngược lại.

Cây lộc vừng với chiều cao từ 1 mét sẽ có giá tầm từ 400 – 800 nghìn đồng / cây.

Có loại cây lộc vừng cao 1 mét nhưng giá cả hơi đắt chút là do chúng được tạo dáng độc đáo.

Giá cây lộc vừng cao 2m

Với lộc vừng cao 2 mét thì giá đã hơi nhỉn hơn chút so với cây cao 1 mét.

Với loại này (chiều cao từ 2 – 2,5 mét, đường kính gốc từ 6 – 7cm) giá cả sẽ dao động trong tầm từ  800 – 1 triệu đồng / cây.

Giá cây lộc vừng cao 3m

Cây lộc vừng có chiều cao từ 2 – 3 mét với đường kính gốc từ 8 – 10 cm có giá dao động trong khoảng 1 triệu – đến 1 triệu 600 nghìn đồng / cây.

Giá cây lộc vừng cao 4m

Cây lộc vừng cao 4 mét với đường kính gốc từ 12 – 15 cm có giá nằm trong khoảng 2 triệu – 5 triệu đồng / cây.

Giá cao do kích thước cây và đường kính gốc tăng.

Giá cây lộc vừng cao 5m

Cây lộc vừng cao 5 – 6 mét với đường kính gốc khoảng 25 – 30 cm sẽ có giá tầm từ 10 – 18 triệu đồng / cây.

Giá khá cao là do một phần cây có nhiều tuổi và đường kính gốc cũng như chiều cao tăng.

Lưu ý : Giá cây lộc vừng trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Tại mỗi vùng miền sẽ có giá cả khác nhau. Chúng tôi không cung cấp sản phẩm, vui lòng không liên hệ qua website này.

ách trồng cây lộc vừng

Trồng cây lộc vừng không phải điều quá khó khăn nhưng để cây phát triển tốt thì cần có những kiến thức nhất định. Nếu lựa chọn chuyển vị trí của cây, bạn cần lưu ý về cách trồng cây lộc vừng mới bứng là chú ý điều chỉnh về hướng cũ của cây để giữ chiều hướng sáng và ổn định từ trường cho cây. Nếu cây lớn, nên cắt tỉa bớt các cành, lá nhằm tiện lợi cho quá trình di chuyển và không làm bầm dập, tổn thương các vị trí quan trọng.

Cay Loc Vung Tri Benh E1599618255852
Nguồn: internet

Để lấy giống trồng cây lộc vừng, ta có thể lựa chọn một trong hai loại: trồng hạt hoặc chiết cành. Tuy nhiên cây lộc vừng kết quả khá khó và không phải hạt giống nào cũng có chất lượng. Bên cạnh đó phương pháp chiết cành dễ dàng hơn, có thể tạo dáng nhanh và cho hoa sớm hơn nên thông thường hay được sử dụng. Bạn có thể thực hiện chiết cành vào mùa hè để cây sinh trưởng tốt.

Cây lộc vừng mới trồng cần chú ý độ tơi xốp của đất trồng. trong trường hợp đất không thông thoáng, cây bị úng nước sẽ chết hoặc nước không đủ cho cây phát triển. Nếu thực hiện cách trồng cây lộc vừng trong chậu, phải lưu ý đục lỗ phần đáy tạo khả năng thoát nước, tránh rễ cây lộc vừng bị thối. Sử dụng các loại phân ủ mục, trấu, xỉ than để bón cây sẽ cung cấp dinh dưỡng cho cây hiệu quả để cây lớn nhanh hơn. Cây lộc vừng ưa sáng nên cần tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời để phát triển tốt. Việc tưới nước cũng cần đều đặn bởi lộc vừng hút nước khá nhanh và hơi nước cũng bốc nhanh hơn dưới ánh mặt trời.

Nhiều người thắc mắc có nên trồng cây lộc vừng trước nhà vì không biết trồng cây lộc vừng trước nhà có tốt không. Hay cây lộc vừng nên trồng ở đâu để có phong thủy tốt. Vị trí trồng cây lộc vừng cũng rất quan trọng để đảm bảo yếu tố phong thủy và sự phát triển lâu dài của cây. Cây lộc vừng vốn là loài thân gỗ ưa sáng và kích thước không nhỏ nên cần trồng ở vị trí thoáng mát, nhiều ánh sáng để quang hợp tốt và đủ không gian phát triển.