Lá sung tươi là một loại lá phổ biến, được sử dụng nhiều trong ẩm thực Việt Nam. Bên cạnh đó, lá sung còn là nguyên liệu được sử dụng trong một số bài thuốc dân gian. Hãy cũng Báo Công Nông tìm hiểu nhanh về lá sung tươi qua video phóng sự dưới đây nhé.
1. Giới thiệu về cây sung
Cây sung là cây than gỗ, vỏ cây màu trắng hay xám, nhẵn, tán xum xuê. Cây trưởng thành có khoảng 25 – 30m, đường kính thân từ 50 – 60cm. Cành sung ở gốc to và già, cành ở ngọn nhỏ và ngắn dần.
Lá sung hình trứng hoặc mũi mác, dài và nhọn ở hai đầu. Kích thước dài từ 10 – 12cm, rộng khoảng 5 -6cm. Khi lá non màu xanh lá mạ, có lông tơ bao phủ, lá già chuyển sang màu xanh đậm và có các u cục trên mặt lá, bên trong u cục rỗng. Mép lá không có răng cưa, cuống lá ngắn 1 – 2cm. Lá sung thường rụng vào mùa đông
Lá sung tươi thường có các nốt phồng, giống bong bóng nổ trên chiếc bánh đa nướng. Các nốt sần đó tạo nên do bị sâu P.syllidae ký sinh tạo ra. Thời điểm các nốt sần to như vậy thì con sâu cũng đã đi từ lâu, trong nốt sần không có trứng hay sâu ký sinh còn sót lại. Theo Đông Y, lá sung có nốt được coi là tốt hơn các lá bình thường, có thể trị khỏi nhiều bệnh khó chịu như: nhức đầu, bệnh gan, thuốc bổ cho người ốm,… Hơn nữa, tình trạng nốt sần chỉ có ở lá tươi, mới mọc từ chồi, không có ở lá già, nên nếu muốn ăn lá sung thì hãy chọn các lá có nốt sần, sẽ dễ ăn hơn, ít chát, ít xơ.
2. Lá sung có tác dụng gì
Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy trong thành phần lá sung có lượng chất xơ dồi dào, nhiều canxi và chất chống oxy hóa mạnh. Ngoài ra, hàm lượng vitamin có lợi cho cơ thể bao gồm vitamin A, B, C, K, các khoáng chất như: natri, kẽm, đồng, mangan, magie, kali…
Trong Đông y, lá sung xanh có tính mát, ngọt hơi chát, có công dụng thông huyết, tiêu viêm, tiêu đờm, giảm đau, lợi tiểu, sát trùng, tiêu thũng, bổ huyết. Trong dân gian, lá sung cũng thường được sử dụng để trị sốt rét, tê thấp, lợi sữa.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Bởi lá sung cũng như quả sung đều có lượng lớn chất xơ nên người béo phì và ai muốn giảm cân sẽ thấy khi ăn lá sung có thể kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Hàm lượng chất xơ dồi dào cũng giúp tiêu hóa khỏe hơn, ngừa táo bón. Nhiều người có câu hỏi lá sung trị đau dạ dày có hiệu quả không? Thì hiện nay chưa có nghiên cứu về việc này. Quả sung vốn được biết tới là vị thuốc trị đau dạ dày tự nhiên, nhưng lá sung chưa chắc có hiệu quả tương tự. Thêm lá sung, quả sung vào chế độ ăn có thể giúp giảm táo bón, tiêu hóa dễ hơn, qua đó giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn.
Giúp kiểm soát đường huyết : Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ ra rằng mọi người có thể dùng những loại cây truyền thống để hỗ trợ trị tiểu đường. Những nhà nghiên cứu đã ghi nhận công dụng bảo vệ gan và giảm glucose từ quả sung và lá sung.
Nhưng nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế. Tuy vậy, một nghiên cứu từ năm 1998 cho thấy ở 8 người tham gia, lượng đường sau bữa ăn giảm khi họ sử dụng chất chiết xuất từ lá sung. Những người nghiên cứu cũng cần liều lượng insulin thấp hơn khi bổ sung thêm chiết xuất từ lá sung.
Hỗ trợ phòng ngừa ung thư :
Nhiều nghiên cứu trong ống nghiệm đã tiến hành nghiên cứu về công dụng của lá sung với tế bào ung thư. Lá sung và nhựa mủ tự nhiên từ cây sung được phát hiện có hoạt tính kháng u chống lại những tế bào ung thư ruột kết ở người, ung thư gan, ung thư vú, ung thư cổ tử cung
Giúp hạ huyết áp : Nếu quen tiêu thụ thực phẩm đóng gói, nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng lượng natri thừa trong các thực phẩm này có thể là lý do tại sao có thể bị tăng huyết áp, và dẫn tới huyết áp cao về lâu dài. Hơn nữa, lá sung được biết chứa hàm lượng kali cao, loại khoáng chất có hiệu quả trong giảm và kiểm soát cao huyết áp.
Nâng cao sức khỏe tim mạch :
Quả sung và lá sung giúp cải thiện huyết áp và lượng mỡ máu, giúp tăng cường sức khỏe mạch máu, qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh về tim. Các nghiên cứu cho biết, chiết xuất quả sung giúp giảm huyết áp ở con chuột có huyết áp bình thường, cũng như các con có huyết áp cao.
3. Các món ăn ngon ăn kèm lá sung
Lá sung ăn sống
Lá sung non rửa sạch, lấy để cuốn những loại thịt luộc. Ngoài ra, còn có thể trộn lá sung vào cùng những loại rau sống khác để ăn bún hoặc mì. Lá sung non vị hơi chát, nhưng giòn và lạ miệng. Dù có chút vị chát, nhưng lại rất dễ ăn.
Nem cuốn lá sung
Dù không phổ biến như những đặc sản nem thính khác, nhưng nem Phùng dân dã vẫn có trong cuộc sống của người Hà thành, trên các mâm cỗ, bàn nhậu,… Món ăn giản dị này được chế biến hết sức đơn giản. Thịt và bì thái mỏng rồi đun chín tái, sau đó sử dụng thính để chín ngấu. Tiếp đến, dùng lá chuối gói lại và buộc lạt gọi là các “quả nem”. Khi ăn, độ ngon của nem sẽ hoàn hảo hơn nếu cuốn với lá sung. Thơm, giòn, chan chát tạo nên hương vị vô cùng cuốn hút.
Nem tai rất giòn nhờ có các phần sụn nằm giữa miếng thịt tai lợn, ăn ngon và bớt ngán. Đặc biệt hơn, thính được làm từ gạo rang, đậu nành và đậu xanh nên có vị vô cùng thơm. Khi ăn nem tai cuộn cùng lá sung, rau sống, chấm nước mắm được pha chế dịu tạo vị thanh mát, giúp gia đình bạn có bữa cơm ám áp, trọn vẹn.
Gỏi cá
Nhắc tới gỏi cá, những người chưa từng ăn có thể sẽ nghĩ là món ăn sống, không đảm bảo vệ sinh. Nhưng thực tế, đây lại là món ăn mát và lành. Cá đánh vẩy, rửa sạch, dùng giấy thấm khô thịt cá, rồi thái thành các miếng mỏng.
Khi ăn, sử dụng bánh đa nem xếp cá cùng lá sung, tía tô, lá mơ cuốn lại, chấm nước chấm và thưởng thức. Miếng gỏi trộn cùng với rau thơm, gia vị, hòa quyện với nước chấm béo ngậy. Nhai chậm, nhấm thêm chút rượu đế tạo ra vị bùi, cay, nồng, béo cho món gỏi cá.
Thịt chua ăn kèm lá sung
Thịt chua là món ăn đặc sản nổi tiếng Phú Thọ. Món này được chế biến từ 2 nguyên liệu chủ yếu là thịt lợn và thính ngô xay mịn. Thịt được lựa chọn từ phần ngon nhất từ con lợn, lên men với thính ngô nương. Thịt chua khi ăn thường ăn kèm với lá sung, đinh lăng, lá mơ hoặc lá lộc vừng chấm với tương ớt. Hương vị thịt chua đặc biệt, lôi cuốn bởi thịt ngọt, bì dai giòn sần sật. Chua từ thính lên men, thơm ngậy quyện đầu lưỡi, ăn một lần là mê ngay.
Lá sung nấu canh
Nấu canh lá sung non cùng với củ mì là món ăn mà người miền Trung sáng tạo. Ban đầu, món ăn được nấu giúp chống đói cho ngày đói kém trong quá khứ. Về sau, người dân bắt đầu nghiện món này. Canh nóng ấm, thơm và rất ngon. Hơn nữa, lá sung non còn được dùng để nấu canh măng cá tràu. Vài ngọn lá sung cho vào nồi canh sôi, dường như vị tanh của cá sẽ được loại bỏ.
Mua lá sung tươi ở đâu ?
Quý khách hàng có nhu cầu mua lá sung vui lòng liên hệ qua sdt/zalo của em nha : 0393 857 886 . Nhà em có nhiều cây sung tươi nên luôn sẵn lá, anh chị đặt hàng thì em sẽ lấy lá đóng gói và gửi anh/chị. 2-3 Ngày đến nơi đảm bảo vẫn tươi ngon. Lá sung bọc kín để tủ mát dùng được lâu, không hư, không hỏng.
Số lượng lớn số lượng nhỏ em đều nhận đơn ạ. Giá lá sung tươi : 30,000đ/kg