Tóm tắt bài viết
Tết Nguyên Đán ở nước ta còn được gọi là Tết Ta, Tết Âm lịch,… là dịp lễ cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng bởi văn hoá tết Âm lịch của người Trung Quốc. Vào ngày này, mọi người thường tụ họp đông đủ, cùng nhau sum vầy và nhớ về tổ tiên. Tết Nguyên Đán là ngày tết lớn nhất ở nước ta, nhưng bạn có thắc mắc về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày tết này không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé :
Tết Nguyên Đán Là Gì?
Tại sao lại gọi là tết nguyên đán? Có thể bạn chưa biết :
Nguyên: hàm ý cho sự khởi đầu
Đán: hàm ý cho sự trọn vẹn
==> Nguyên Đán mang hàm ý cho một sự khởi đầu trọn vẹn

Tết cổ truyền ở Việt Nam được xem là nét văn hoá của người Việt từ xa xưa. Đây là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là khởi đầu cho một năm, hy vọng mọi sự may mắn, tốt đẹp.
Dịp tết Nguyên Đán hàng năm vẫn luôn diễn ra như một nét văn hoá đặc trưng, phong tục tốt đẹp không thể thiếu. Do đó, ngày tết cổ truyền Việt Nam thường có ý nghĩa đặc trưng, đặc biệt là các câu chúc tết ý nghĩa, ấn tượng và đầy yêu thương.
Hàng năm, tết Nguyên Đán sẽ được tổ chức vào mùng 1 tháng 1 âm lịch trên đất nước Việt Nam và cộng đồng người Việt sống ở nước ngoài.
Trước ngày tết, chúng ta thường sẽ sửa soạn các ngày lễ phụ như tết Táo Quân và 23 tháng chạp, Tất Niên vào 29 hoặc 30 tháng chạp. Vào những ngày tết sẽ là nơi gia đình sum họp, hỏi thăm người thân trong gia đình, mừng tuổi, chúc tết và thờ cúng tổ tiên.
Thật ra Tết có nguyên nghĩa là “Tiết”. Văn hoá Việt chúng ta thuộc nền nông nghiệp lúa nước, do đó nhu cầu canh tóc phân chia theo thời gian và chia thành 24 tiết khác nhau, trong đó quan trọng nhất chính là tiết khởi đầu của chu kỳ canh tác, gieo trồng, tiết Nguyên Đán, sau này đổi thành Tết Nguyên Đán.
Nguồn gốc của tết Nguyên Đán
Có lẽ trong chúng ta cũng không nhiều người nắm được nguồn gốc của tết Nguyên Đán. Theo lịch sử của Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi ở mỗi thời kỳ khác nhau. Đời Tam Vương, nhà Hạ thích màu đen nên chọn tháng giêng. Đời nhà Thương lại thích màu trắng nên chọn tháng chạp làm đầu năm.

Tuy nhiên đến thời nhà Chu, ưa sắc đỏ nên chọn tháng mười một làm tháng Tết. Mỗi thời vua chúa đều quan niệm khác nhau về giờ “khai thiên lập địa”, giờ Tý có trời, giờ Sửu có đất, giờ Dần sinh loài người nên thời gian chọn ngày tết cũng khác nhau.
Đời nhà Đông Chu, Khổng Phu Tử đổi ngày tết vào một tháng duy nhất và cố định là tháng Dần. Sau đó đến đời Tần, Tần Thuỷ Hoàng lại đổi sang giờ Hợi tức là tháng mười. Mãi đến đời nhà Hán, Hán Vũ Đế đã đặt lại ngày Tết vào tháng Dần, tức là tháng giêng âm lịch và không còn nhà vua nào thay đổi về ngày Tết nữa.
Ngày Tết thường diễn ra từ mồng một đến hết mồng bảy tháng giêng. Ngoài ra, người ta vẫn dùng các cụm từ như 20 Tết, 15 Tết,… để nói những ngày còn dư âm của Tết để lại.
Người Việt chúng ta cũng như người Hoa và các dân tộc khác, chịu ảnh hưởng của nét văn hoá này nên cũng tổ chức Tết âm lịch và nghỉ lễ chính thức.
Ý nghĩa đặc trưng của ngày Tết Nguyên Đán
Ngày Tết là dịp để mọi người cùng nhau gửi các câu chúc an lành, hạnh phúc, bỏ qua những xích mích, nỗi buồn của năm cũ. Ai ai cũng tay bắt mặt mừng, dành thời gian đến thăm hỏi họ hàng, hàng xóm, bạn bè. Ngày tết mang ý nghĩa cho sự khởi đầu mới, một hy vọng mới, cố gắng mới, cuộc sống mới trong tương lai.
Ngày tết cũng là ngày đoàn tụ, những người con xa xứ cũng luôn sắp xếp trở về quê, nơi mình sinh ra để ăn tết, cúng tổ tiên, mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Mọi người đều nghỉ ngơi, thư giãn và tận hưởng sau chuỗi ngày làm lụng vất vả.
Ý nghĩa thiêng liêng nhất của ngày tết này chính là dịp để người Việt chúng ta nhớ về nguồn cội, ông bà tổ tiên. Ngày tết cũng mang đến một sự khởi đầu mới, rũ bỏ những điều không tốt đẹp, cùng nhau vui vẻ, chúc tết và hướng đến sự hạnh phúc, thịnh vượng cho năm mới.
Những tục lệ trong ngày tết Nguyên Đán
Nhìn chung ở tất cả các vùng miền nước ta đều sẽ có các tục lệ chung trong ngày Tết âm lịch này. Đó là các tục lệ ở thời khắc trước tết, giao thừa và tân niên.
Sửa soạn ngày tết
Trong tuần lễ trước ngày tết diễn ra, nhiều gia đình sẽ đi viếng mộ của người thân, dọn cỏ, thắp nhang, khấn mời hương linh người thân về vui trong những ngày Tết.
Ngày 23 tháng chạp hàng năm nhiều người làm mâm cơm cúng tạ, đưa tiễn ông Táo về trời. Ông Táo là truyền thống quan trọng, được ví là một vị thần ở trong bếp quanh năm, ông nhìn thấy tất cả tính cách của mọi người, hàng năm ông sẽ bay về trời để tâu trình với Thượng đế về cách ăn ở mỗi gia đình.
Sau khi tiễn ông Táo về trời, mỗi gia đình sẽ làm tất niên để mừng một năm vừa trải qua. Phố phường sẽ nhộn nhịp các tiếng kèn trống, ca hát mừng xuân. Bạn sẽ cảm nhận sự nôn nao, náo nhiệt, vội vã chuẩn bị những ngày tết, nhất là đặc trưng chợ tết, nhộn nhịp và tưng bừng.
Giao thừa chào đón năm mới
Giao thừa được xem là thời khắc thiêng liêng, đồng hồ điểm 12 giờ chính là ngày cuối cùng của năm. Khi màn đêm buông xuống, mọi người sẽ cùng chờ đợi và đếm ngược để đến lúc giao thừa.
Giây phút này chúng là sự uỷ nhiệm của năm cũ cho năm mới, là sự chuyển giao đến thế hệ mới. Phút giây giao thừa sẽ là lúc pháo nổ râm ran, trẻ con hò reo, nhạc xuân tưng bừng báo hiệu thời khắc thiêng liêng.
Xem thêm bài viết : 100 câu chúc tết quý mão 2023 hay nhất
Chào đón tân niên
Bắt đầu năm mới với ngày mồng một tết, ngày đầu của năm mới, thường là lúc dành thời gian cùng gia đình nhỏ. Trẻ con hay người lớn đều sẽ mặc quần áo đẹp và quây quần bên nhau.
Con cháu sẽ đến thăm, mừng tuổi và gửi câu chúc tết đến ông bà, cha mẹ, họ hàng. Sau đó sẽ là người lớn lì xì cho trẻ con, lì xì ở đây là tặng một chút tiền, thường là những tờ giấy mới tinh, kèm lời chúc tết khuyến khích chăm ngoan, học giỏi, hoà thuận với mọi người xung quanh.
Tục lệ quan trọng khác gọi là xông đất, được xem là mang đến vận hên xui cho gia chủ cả năm. Do đó, một số gia đình thường cẩn thận, sắp xếp người phù hợp để xông đất, mang lại sự may mắn.
Mồng hai tết là ngày thứ nhì trong năm, ngày này thường dành để thăm và chúc tết người thân, họ hàng ở xa. Ngày này chúng ta cũng hay bắt gặp có bàn đánh bài, xổ số để thử vận may cho năm mới.
Mồng ba tết là mối liên hệ xã giao rộng hơn, có thể đến thăm thầy cô, bạn bè, hàng xóm,… Thông thường tối ngày này cũng là bữa cúng cơm để đưa tiễn lại tổ tiên về thiên đường.
Cuối cùng là ngày mùng 4 tết, thường ngày này một số văn phòng, dịch vụ, cửa hàng sẽ bắt đầu chọn để mở cửa lại. Ngày này ở thời xưa, các vị học giả, nhà nho trí thức cũng cẩn thận xem ngày giờ tốt để khai bút đầu xuân, làm các câu thơ, câu đối.
Các món ăn không thể thiếu trong ngày tết Nguyên Đán
Bên cạnh các tục lệ đặc trưng ngày tết còn quan trọng vào ẩm thực như một nét văn hoá đặc trưng, gắn liền cùng các câu chuyện. Mỗi món ăn truyền thống mang đến một thông điệp khác, đặc trưng cho mỗi vùng miền và những ngày khác không có.
Bánh chưng và bánh tét

Món ăn này có lẽ là món đặc trưng trong ngày Tết của tất cả các nơi tại Việt Nam. Khi Tết đến gần, bạn sẽ thấy các ngọn lửa cháy suốt đêm và các em bé ngồi canh nồi bánh chưng, bánh tét.
Bánh chưng, bánh tét làm từ gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh, mỗi nguyên liệu được gói ở bên trong cùng loại lá đặc biệt là lá chuối hoặc lá dong. Công đoạn làm món này cũng khá cẩn thận và tỉ mỉ trong từng bước.
Ngoài ra, ở miền Tây còn có món bánh tét ngọt. Người dân địa phương thường có xu hướng dựa vào công thức cùng các nguyên liệu tự nhiên để tạo nên dấu ấn riêng. Nhân bánh có thể làm từ đậu đen, đậu xanh, trứng muối,… Hương vị của bánh tét ngọt cũng khá thơm dẻo và không hề kém cạnh so với bánh tét mặn thông thường đâu nhé!
Xem bài viết : Cách gói bánh chưng xanh ngon – đẹp – chuẩn vị tết
Thịt kho Tàu
Món thịt heo kho nước dừa cũng được xem là món ăn có mặt hàng ngày và cực kỳ thông dụng trong dịp Tết. Theo như người xưa truyền lại, thời xa xưa, các chuyến tàu thường ra khơi và người ta sẽ nấu một nồi thịt để ăn khi ra khơi, do đó có tên là thịt kho tàu.
Trong ngày tết, món ăn này còn gợi nhớ đến nhiều kỷ niệm. Tuy rằng là món đơn giản, dễ làm nhưng yêu cầu thành phẩm cũng khá phức tạp, thịt phải mề, màu nâu vàng sóng sánh, vì thế hãy xem cách làm thịt kho tàu tại website 2momart nha.
Canh khổ qua nhồi thịt
Chúng ta thường bắt gặp món ăn này tại rất nhiều bữa ăn dịp tết của gia đình Việt. Điều này được lý giải như một cách chơi chữ của người miền Nam.
Trong tiếng Việt, “khổ” có nghĩa là vất vả, khó khăn và kết hợp cùng “qua” có nghĩa là vượt qua những điều tiêu cực này. Về cơ bản, món này ăn vào đầu năm sẽ mong muốn những điều không may sẽ qua đi, chào đón năm mới an lành, hạnh phúc hơn.
Mứt Tết – món ăn đầy ý nghĩa không thể thiếu
Đây là một trong các món ăn đặc trưng, dùng để đãi khách vào những ngày Tết đến. Nó được chế biến từ các loại trái cây khô, chẳng hạn dừa, cà rốt, nho, táo, bưởi,… Vị ngọt và màu sắc của chúng sẽ mang đến sự may mắn cho người dùng.

● Mứt dừa: có vị thơm béo, ngon ngọt, mang ý nghĩa sự sum vầy, hạnh phúc cho cả gia đình, bạn bè suốt cả năm.
● Mứt gừng: có vị cay nồng, ấm áp cùng ý nghĩ cầu mong một năm mới đầm ấm, hạnh phúc.
● Mứt hạt sen: có vị thanh ngọt với ý nghĩa sự đoàn tụ, sum họp, con cháu đầy nhà.
● Mứt đậu phộng: có vị ngọt bùi, giòn tan, đặc trưng cho sự sức khỏe, trường thọ ở năm mới.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về Tết nguyên đán, nguồn gốc của tết nguyên đán mà Báo Công Nông muốn gửi đến bạn đọc. Chúc bạn đọc 1 năm mới bình an, an khang, thịnh vượng.