Trái thù lù, một loại trái cây đặc biệt đến từ những vùng nhiệt đới cao ở Nam Mỹ, mang trong mình một tên gọi thú vị nhưng giàu giá trị dinh dưỡng và y học. Là loại quả đã xuất hiện hàng trăm năm, thù lù đã được sử dụng như một “bài thuốc chữa bệnh” trong y học cổ truyền.
Đồng thời, chúng cũng là một dạng thực phẩm trong ẩm thực của nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi khám phá giá trị dinh dưỡng, cách thưởng thức loại quả này nhé.
Đôi nét về trái thù lù (quả tầm bóp)
Với vị ngọt chua tự nhiên và thành phần dinh dưỡng phong phú, thù lù không những là một thực phẩm bổ dưỡng mà còn là một “bài thuốc chữa bệnh” cho sức khỏe.
Quả tầm bóp là quả gì?
Trái thù lù được biết đến là loại quả giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng từ rất lâu đời. Trái thù lù còn có tên gọi khác là quả tầm bóp hay còn được gọi là quả lồng đèn vì quả có hình thù độc đáo, tròn mọng, nhẵn, khi chín, quả có màu vàng nhìn từ xa trông giống như những chiếc lồng đèn.
Mặc dù là loại quả đã rất quen thuộc với tuổi thơ của nhiều người. Song không phải ai cũng biết trái tầm bóp tiếng anh là gì? Theo đó, thù lù có tên tiếng anh là “Physalis Angulata”, thuộc họ cà (Solanaceae).
Nguồn gốc và quá trình phát triển
Trái thù lù có nguồn gốc từ những vùng nhiệt đới cao ở Nam Mỹ, nơi mà các loại trái cây được tìm thấy mọc hoang dại. Thù lù giống Nam Mỹ có tên là “Physalis Peruviana” có nguồn gốc từ dãy núi Andes, được người Inca cổ đại thuần hóa vào thế kỷ thứ 18.
Ngày nay, thù lũ đã được phổ biến, phân bố rộng rãi trên toàn thế giới, được trồng ở Trung và Nam Mỹ, Ấn Độ, châu Phi nhiệt đới, Úc, Đông Nam Á, một số vùng ở Đông Á và châu Âu. Và trái tầm bóp mà bạn thường thấy ở mọi miền quê Việt Nam có tên là “Physalis Angulata”.
Công dụng của trái thù lù
Trái thù lù không chỉ nổi tiếng với vị ngọt chua tự nhiên mà còn nổi tiếng là một “bài thuốc chữa bệnh”. Dưới đây là những công dụng đáng chú ý của thù lù.
Thành phần chính của quả tầm bóp
Trong 100g quả tầm bóp có 80% cacbohydrat, 12% protein, 8% chất béo. Ngoài ra, còn có nhiều vitamin C, B1, tiền vitamin A và các khoáng chất khác. Hơn thế nữa, quả tầm bóp cũng có chứa các hoạt chất có tác dụng ức chế các tế bào ung thư, được dùng trong điều trị ung thư, các alcaloid.
Tác dụng dược lý của trái thù lù
Quả tầm bóp là một nguồn phong phú các chất vitamin C, vitamin A, vitamin E giúp chống oxy hóa. Việc ăn quả tầm bóp có tác dụng ngăn chặn quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác.
Vitamin C có trong quả thù lù còn có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh. Việc có một hệ miễn dịch tốt sẽ giúp cho cơ thể bạn hồi phục nhanh chóng, giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, trong quả tầm bóp còn chứa một lượng lớn Kali – khoáng chất quan trọng tới sự hoạt động của cơ tim. Ăn quả tầm bóp có tác dụng điều chỉnh huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Xem thêm : Rau tầm bóp là rau gì? Nguồn gốc, công dụng và cách sử dụng
Trái dứa - loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, giàu dinh dưỡng
Quả tầm bóp ăn trị bệnh gì?
Vậy bạn đã biết cây tầm bóp trị được những loại bệnh nào chưa? Với thành phần nhiều chất có lợi cho sức khỏe, quả tầm bóp đã trở thành “bài thuốc chữa bệnh” hỗ trợ điều trị các bệnh sau đây.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Trái thù lù ăn có tác dụng giúp giảm nguy cơ các vấn đề về tim mạch vì bản thân quả tầm bóp có chứa rất nhiều vitamin C làm trung hòa các gốc tự do gây hại xuất hiện ở trong cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C và vitamin A có tác dụng tăng sự vững bền của thành mạch, làm giảm cholesterol xấu trong máu và có thể giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn.
Hỗ trợ điều trị ung thư
Các nghiên cứu đã chứng minh các hoạt chất physalin A-D, F, L-O và physalin có trong quả tầm bóp làm ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, ngăn chặn quá trình oxi hóa. QUả tầm bóp ăn trị bệnh ung thư dạ dày, phổi, ruột kết và miệng.
Hỗ trợ khả năng nhận thức
Với hàm lượng vitamin C khổng lồ, sự tích tụ mảng bám trên não cũng bị loại bỏ. Sự tích tụ mảng bám thường bị gây ra bởi các gốc tự do và stress oxy hóa. Vitamin C trong quả tầm bóp có thể giúp chúng ta tránh một số rối loạn về nhận thức, chẳng hạn như bệnh Alzheimer và chứng mất trí. Ngoài ra, chúng giúp tăng cường khả năng nhận thức, tăng trí nhớ và tập trung ở những người trẻ tuổi.
Bảo vệ gan và thận
Các nhà nghiên cứu khoa học đã tiến hành trên rễ quả tầm bóp và cho thấy rằng chúng có tác dụng bảo vệ gan và thận chống lại xơ hóa. Thành phần hóa học của rễ cây có sự góp mặt của các ancaloit, withanolide và flavonoid. Các kết quả nghiên cứu kết luận rằng quả tầm bóp đã thành công trong việc bảo vệ gan và thận chống lại xơ hóa.
Mang thai khỏe mạnh
Sắt là một khoảng chất vô cùng quan trọng trong một chu kỳ mang thai. Trước khi mang thai, người phụ nữ cần tối thiểu ít nhất 15 mg sắt mỗi ngày. Khi mang thai, nhu cầu về lượng sắt tăng gấp đôi, cụ thể là 30mg sắt mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn sẽ chẳng phải lo lắng bởi vì hàm lượng sắt có trong trái thù lù đủ để cung cấp cho nhu cầu của mẹ bầu trong ngày.
Giảm đau khớp
Trong 140g quả tầm bóp có chứa 24,5% lượng vitamin B3 cần thiết mỗi ngày. Vitamin B3 đóng vai trò quan trọng trong việc tăng lưu lượng máu đến các bộ phận cụ thể. Ngoài ra, vitamin B3 cũng giúp giảm đau viêm khớp bằng cách tăng lưu lượng máu đến các khu vực đau, giúp cải thiện tính linh hoạt của khớp và giảm đau. Vì vậy, nếu bạn thêm quả tầm bóp vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn, chúng sẽ chắc chắn sẽ giúp bạn giảm đau khớp.
Tốt cho mắt
Bạn chỉ cần một lượng nhỏ của trái thù lù là đã có thể đáp ứng được nhu cầu vitamin A của cơ thể cho cả một ngày rồi đấy. Lượng vitamin này có thể ngăn ngừa khô mắt, giúp cho mắt bạn dễ dàng thích nghi với điều kiện môi trường xung quanh như trong bóng tối và khi tiếp xúc với nhiều ánh sáng. Chính thực phẩm này đã tăng cường khả năng bảo vệ võng mạc luôn khỏe mạnh, phòng ngừa đục thủy tinh thể.
Chữa cảm lạnh, hạ sốt
Ho và cảm lạnh là các triệu chứng cho biết hệ thống miễn dịch đang bắt đầu suy yếu. Hàm lượng vitamin C có trong quả tầm bóp giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giúp hạ sốt và hỗ trợ điều trị cảm lạnh.
Quả tầm bóp ăn như thế nào?
Trái thù lù có rất nhiều cách khác nhau để bạn có thể sử dụng và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Bạn có thể sử dụng để ăn tươi hoặc chế biến thành salad, mứt, nước ép hoặc dùng để làm thành nguyên liệu trang trí các món ăn, … Dưới đây là một số cách phổ biến để bạn có thể tận hưởng hương vị loại trái cây đặc biệt này.
- Ăn trực tiếp: Đây là cách thức đơn giản nhất để bạn có thể thưởng thức toàn bộ hương vị của quả tầm bóp. Bạn chỉ cần rửa sạch rồi trực tiếp thưởng thức. Hương vị ngọt chua tự nhiên của chúng làm cho quả tầm bóp trở thành một món ăn nhẹ lý tưởng.
- Salad thù lù: Quả tầm bóp có thể được cắt nhỏ và thêm vào salad. Sự kết hợp giữa vị chua ngọt của chúng cùng với các loại rau sẽ tạo nên một món salad tươi ngon và giàu dinh dưỡng.
- Sữa chua thù lù: Cũng như các loại sữa chua trái cây khác, sự kết hợp giữa vị chua của sữa chua và vị ngọt của quả tầm bóp sẽ tạo nên một món ăn nhẹ đơn giản nhưng lại đầy hấp dẫn.
- Sinh tố thù lù: Khi kết hợp các loại trái cây khác với quả tầm bóp, thêm sữa hoặc sữa chua, thêm đá và xay bằng máy xay, bạn sẽ có một ly sinh tố thơm ngon, mát lạnh và đầy bổ dưỡng.
Một vài giải đáp về trái thù lù
Trái thù lù là loại trái cây bổ dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số thắc mắc mà nhiều người quan tâm. Dưới đây là giải đáp cho một số câu hỏi thường gặp về loại quả này.
Bà bầu ăn trái thù lù được không?
Bà bầu có thể ăn trái thù lù. Với lượng sắt lên đến 1,4mg/140g, thù lù rất đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai là rất quan trọng. Sắt là một khoáng chất thiết yếu trong thai kỳ, giúp duy trì và tăng cường sức đề kháng của cơ thể, đồng thời hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Lưu ý: Thù lù đực là cây không nên sử dụng đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và không sử dụng đối với trẻ nhỏ.
Trái thù lù ngâm rượu được không? Trái thù lù ngâm rượu trị bệnh gì?
Câu trả lời là có! Trái thù lù có thể được sử dụng để ngâm rượu. Bộ phận thích hợp nhất được sử dụng để ngâm rượu đó chính là rễ cây thù lù. Đây cũng là bộ phận được các chuyên gia nhận xét rằng có chứa nhiều dược chất. Chỉ cần sơ chế sạch sẽ, phơi khô và cắt lát rễ cây, đem ngâm cùng rượu và mật ong trong một khoảng thời gian hợp lí là bạn có thể sử dụng.
Đặc biệt, khi ngâm rượu với rễ cây sẽ giúp dược liệu tiết ra được tất cả các dược chất một cách tốt nhất. Thù lù ngâm với rượu được xem là một bài thuốc quý, tốt cho sức khỏe và có tác dụng chữa bệnh tiểu đường.
Trái thù lù bao nhiêu calo?
Lượng calo trong 140g trái thù lù là 74 calories, loại quả có lượng calo thấp. Điều này khiến chúng trở thành lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn giảm cân. Bằng cách thay thế các thực phẩm có một lượng calo cao bằng quả tầm bóp, bạn có thể giảm tương đối lượng calo trong một ngày mà không cảm thấy đói và mất năng lượng.
Trên đây chính là vài nét chính về thù lù cũng như những lợi ích, công dụng tuyệt vời của chúng. Có thể thấy, việc thưởng thức quả tầm bóp mang đến rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Loại quả này không những giàu dinh dưỡng mà còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tổn thương và duy trì cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh. Bạn hãy thêm trái thù lù vào chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta để có thể tận hưởng được tất cả những lợi ích mà chúng mang lại.
Xem thêm :
100G
sầu riêng bao nhiêu Calo? Ăn nhiều có tốt không?
1
Ly matcha 500ml bao nhiêu calo?